Đó là một trong những nội dung mà Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Lê Ngọc Tuấn nhấn mạnh tại Lễ kỷ niệm ngày Hợp tác xã Việt Nam do Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức sáng 11/4.
Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương; thời gian qua, kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh đã có sự khởi sắc, đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, để kinh tế tập thể phát huy đúng vai trò cần có sự quan tâm hơn nữa và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị…
Xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững là hai chương trình mục tiêu quốc gia được tập trung thực hiện cho giai đoạn 5 năm (2016 – 2020) thay cho 16 chương trình mục tiêu quốc gia dàn trải trên nhiều lĩnh vực trước đây. Kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới đang tạo ra những “điểm sáng” trên địa bàn tỉnh. Song, đó mới là kết quả bước đầu, còn nhiều “điểm nghẽn” cũ và thách thức mới mà các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh cần nỗ lực vượt qua để có thể xây dựng nông thôn mới hướng tới sự bền vững.
Với đặc thù dễ trồng, dễ bán, giúp phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn nên mấy năm nay, cây bời lời đỏ đang được người dân xã Mường Hoong (huyện Đăk Glei) ưa chuộng. Tuy nhiên, điều đặc biệt là ở đây, người dân không trồng bời lời một cách rầm rộ, không thu hoạch ồ ạt mà có đến đâu trồng đến đó, từ từ như cách gửi tiết kiệm, khi nào cần tiền mới chặt dăm bảy cây, vài chục cây để bán giống như rút tiết kiệm vậy.
Khoảng 1 tuần nay nhiều người dân ở xã Mô Rai, huyện Sa Thầy và vùng lân cận lại kéo vào rừng săn tìm trái ươi. Điều đáng nói là loại trái cây rừng này đang bị khai thác theo kiểu tận diệt.
Phát triển dược liệu trở thành kinh tế mũi nhọn và vùng trọng điểm dược liệu quốc gia đang là mục tiêu mà tỉnh ta hướng tới. Làm thế nào để mục tiêu ấy trở thành hiện thực đang là điều mà các cấp các ngành trong tỉnh tích cực tìm và đưa ra các giải pháp cụ thể…
Những ngày này, các địa phương trên địa bàn huyện Kon Plông đều đang hối hả làm đất, xuống giống gieo trồng vụ lúa mới. Bà con đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện phấn đấu hoàn thành việc sản xuất trong khung thời vụ tốt nhất với hy vọng sẽ mang về một vụ mùa thắng lợi.
Với vị trí thuận lợi, lại được thiên nhiên ban tặng cho Măng Đen những đặc sắc riêng có, vì vậy Măng Đen đã và đang là nơi có sức hút mạnh với các nhà đầu tư và khách du lịch thập phương… Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Kon Plông phát triển.
Trên địa bàn tỉnh vẫn còn tình trạng doanh nghiệp tư vấn, tuyển dụng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài chưa đúng quy trình, quy định, làm ảnh hưởng chủ trương chung của tỉnh về tuyên truyền, khuyến khích hộ nghèo tham gia xuất khẩu lao động tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững. Do đó, ngành chức năng cần sớm vào cuộc, tăng cường kiểm tra, quản lý các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở địa phương.
Để đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, tăng năng suất và sản lượng cây trồng, vụ đông xuân vừa qua, vợ chồng anh Vũ Văn Huynh và chị Nguyễn Thị Bích ở tổ dân phố 7, thị trấn Đăk Hà (huyện Đăk Hà) đã chuyển đổi ruộng lúa sang trồng bắp. Sau hơn 3 tháng xuống giống bắp lai 989, vợ chồng người nông dân này không ngờ mình lại rơi vào cảnh khốn khó, vì bắp cho trái rất to nhưng không có hạt hoặc rất ít hạt.
Hạt giống, cây giống là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định giá trị năng suất, sản lượng của cả quá trình sản xuất. Tuy nhiên, trước sự đa dạng về chủng loại, thương hiệu, nhãn hiệu của các loại hạt giống, cây giống trên thị trường hiện nay khiến người nông dân không khỏi thấp thỏm lo lắng về chất lượng.
Hàng chục hộ dân ở xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy) có đất cho tư nhân thuê để trồng mía. Nhưng do giá mía xuống thấp, làm ăn thua lỗ nên người thuê đất trồng mía trở nên lao đao, khó có khả năng thanh toán; người dân có đất cho thuê cũng khốn đốn theo...
Đồ gia dụng là mặt hàng không thể thiếu trong mỗi gia đình, ngành hàng này ngày càng có sức tiêu thụ cao trong cả nước nói chung và ở tỉnh ta nói riêng. Nếu như trước đây, chiếm lĩnh thị trường đồ gia dụng là các mặt hàng có xuất xứ Trung Quốc,Thái Lan... thì mấy năm gần đây, các mặt hàng mang nhãn hiệu Việt đang dần lên ngôi.
Cà phê là loại cây trồng chủ lực của huyện Đăk Hà, là nguồn thu chính của người dân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, nhiều diện tích đã già cỗi, năng suất thấp nên việc đẩy mạnh tái canh cà phê được xem là hướng đi giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân…
Đã vào chính vụ thu hoạch, nhưng người trồng nghệ ở xã Vinh Quang vẫn không thể thu hoạch vì chưa tìm được đầu ra. Một số chủ vườn phải chấp nhận thu hoạch nhỏ giọt bán "lai rai" cho các chủ lò sản xuất tinh bột nghệ...
Thông qua các chính sách khuyến nông cùng với việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư, đến nay, toàn tỉnh phát triển được 17.952ha cà phê, 74.906ha cao su, 325,86ha sâm Ngọc Linh…
Để hoạt động sản xuất của vụ đông xuân này được thuận lợi, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do hạn hán gây ra, huyện Đăk Hà đã và đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp phòng chống hạn cho cây trồng. Nhờ vậy, đến thời điểm này, công tác phòng chống hạn của huyện đang đạt được những kết quả khả quan.
Khi nói đến khởi nghiệp, nhiều người vẫn nghĩ đến những người trẻ. Người trẻ luôn có tư duy đổi mới, ước mơ lớn, hoài bão lớn, năng động, nhiệt huyết, sáng tạo, dám nghĩ dám làm… Dù thừa khát khao, mơ ước nhưng vì thiếu vốn, thiếu đi kinh nghiệm để “tìm một con đường, tìm một lối đi”… sẽ khiến không ít bạn trẻ chùn bước.
Ngày ngày, bằng các việc làm cụ thể, ý nghĩa, đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh đã góp sức trẻ tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ cảnh quan môi trường, phát triển kinh tế, dựng xây gia đình ấm no, quê hương thêm giàu đẹp.
Những ngày cuối năm, trong cái se lạnh của tiết trời Tây Nguyên, tôi tìm về đập Đăk Ui (huyện Đăk Hà)- nơi mang trong mình dấu ấn lịch sử hào hùng. Dòng nước mát lành của đập và sự lao động sáng tạo của bao thế hệ đã biến vùng đất chịu nhiều tàn phá của chiến tranh, thành nơi trù phú và là niềm tự hào không chỉ của huyện Đăk Hà mà còn của tỉnh Kon Tum.