Từ năm 2016 đến nay, tranh thủ nguồn lực từ các chương trình, dự án quốc gia, huyện Sa Thầy đã triển khai thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh và bền vững, đến cuối năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 26,83%, giảm 6,05% so với năm 2016, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra là mỗi năm giảm 6%.
Nửa đầu nhiệm kỳ 2015-2020 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ huyện, huyện Đăk Tô thẳng thắn nhìn nhận, địa phương chưa đạt chỉ tiêu về công tác giảm nghèo. Trên cơ sở nhìn thẳng sự thật, phân tích các kết quả và nguyên nhân, địa phương đã nhanh chóng đưa ra các giải pháp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phấn đấu nửa cuối nhiệm kỳ còn lại sẽ đạt kế hoạch đề ra.
Đã nhiều năm nay tôi không còn thói quen nghe nhạc, xem phim bằng đĩa CD hoặc VCD, DVD. Gần đây, khi tìm vài đĩa nhạc CD về nghe thì tôi mới biết những cửa hàng chuyên bán hoặc cho thuê băng, đĩa trước đây đã “rơi rụng”…
Phát huy lợi thế của Vườn Quốc gia Chư Mom Ray tại địa bàn, huyện Sa Thầy đã hỗ trợ đồng bào DTTS làng Ba Rờ Gốc, xã Sa Sơn trồng cây dược liệu dưới tán rừng. Kết quả bước đầu triển khai mô hình hứa hẹn tạo sinh kế giảm nghèo bền vững trên cơ sở khai thác thế mạnh lâm nghiệp, góp phần thực hiện chủ trương phát triển cây dược liệu thành một trong số sản phẩm chủ lực của tỉnh Kon Tum.
Trong những năm qua, cấp uỷ đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã Vinh Quang (thành phố Kon Tum) nỗ lực xây dựng nông thôn mới; nhờ vậy, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Tuy nhiên, để đạt chuẩn nông thôn mới, xã Vinh Quang cần phải phấn đấu nỗ lực nhiều hơn nữa.
Trong quá trình củng cố, xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác xã, các hợp tác xã góp phần quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, tạo điều kiện cho các hợp tác xã hoạt động và phát huy vai trò của các hợp tác xã trong kinh tế tập thể cũng chính là góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo nhiều bộ, ngành Trung ương, nhà khoa học, doanh nghiệp..., Hội nghị “Đầu tư, phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu khác” lần đầu tiên được tỉnh tổ chức được kỳ vọng đem lại nhiều cơ hội cho địa phương. Bên cạnh đó, các nhà quản lý, nhà khoa học cũng cho rằng có không ít thách thức...
Quy mô, bài bản và ấn tượng… là những cảm nhận của nhiều người dân cũng như khách thập phương đến tham quan triển lãm “Sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác” lần đầu tiên được tỉnh Kon Tum tổ chức tại khuôn viên khu vực khách sạn Inochine (thành phố Kon Tum) từ 4-7/9.
Trong khuôn khổ Hội nghị Đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác được tổ chức tại thành phố Kon Tum (6/9), tối 5/9 đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa tỉnh Kon Tum với các doanh nghiệp Hàn Quốc.
Không chỉ là vùng trọng điểm cà phê, lúa nước của tỉnh, huyện Đăk Hà còn là nơi hội tụ nhiều nét văn hóa đặc sắc và nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số anh em. Đó chính là cơ sở để Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” được nỗ lực xây dựng tại địa bàn mang nét đặc trưng riêng.
Dù chưa đến ngày khai giảng nhưng học sinh đã bước vào năm học mới, nên không khí mua sắm sách giáo khoa, đồ dùng học tập trở nên nhộn nhịp hơn trong mấy ngày qua. Dạo quanh thị trường sách giáo khoa, vở viết có thể nhận ra đã xuất hiện tình trạng khan hiếm cục bộ nhưng không có biến động lớn về giá cả...
Sau nhiều ngày bị ngâm trong nước, củ mì đã có dấu hiệu bị thối, vì vậy bà con phải hối hả thu hoạch mì để bán cho nhà máy. Cũng may mà giá thu mua vẫn cao nên gỡ được phần nào- một nông dân ở xã Sa Bình (huyện Sa Thầy) cho chúng tôi biết...
Sau gần 5 năm được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, diện mạo thôn làng, đời sống của người dân xã Hà Mòn (huyện Đăk Hà) có nhiều đổi thay rõ rệt. Giờ đây, Hà Mòn đang tích cực phát triển kinh tế - xã hội, củng cố các tiêu chí, nỗ lực duy trì, giữ chuẩn nông thôn mới.
Theo kế hoạch, xã Đăk Ngọk (huyện Đăk Hà) phấn đấu đến cuối năm 2018 sẽ hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tại thời điểm này, xã Đăk Ngọk đã hoàn thành 15/19 tiêu chí. Vì vậy, Đảng bộ, chính quyền xã Đăk Ngọk tập trung chỉ đạo huy động mọi nguồn lực triển khai thực hiện 4 tiêu chí chưa đạt để “về đích đúng hẹn” trong xây dựng nông thôn mới.
Vượt qua những khó khăn, tiềm ẩn may rủi của “được mùa mất giá”, “được giá mất mùa” và những đợt giải cứu nông sản…, không ít bạn trẻ trên địa bàn tỉnh đã chọn khởi nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệp và gặt hái không ít thành công.
Thông qua việc thực hiện chính sách dịch vụ môi trường rừng, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh góp phần giúp người dân xã Đăk Ui (huyện Đăk Hà) nhận đất nhận rừng, quản lý bảo vệ rừng, giải “bài toán” khó trong việc tạo sinh kế để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” so với các hợp tác xã khác trên địa bàn tỉnh, nhưng bằng tầm nhìn chiến lược và sự nỗ lực, Liên hiệp Hợp tác xã Nông - công nghiệp xanh Kon Tum cho ra mắt nhiều sản phẩm có giá trị như: rượu sâm Đăk Bla, cà phê sâm không đường, trà sâm không đường, sữa gạo đỏ, các loại cao thảo dược…, đáp ứng được nhu cầu thị trường, tạo được dấu ấn ở địa phương.
Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển các vùng kinh tế động lực của tỉnh, thời gian qua, huyện Kon Plông đã xây dựng các kế hoạch, chương trình, đề án, tổ chức triển khai thực hiện. Sau mấy năm thực hiện, vùng kinh tế động lực huyện Kon Plông đã có những chuyển biến rõ nét trên một số lĩnh vực.
Trở lại các xã ở huyện biên giới Ia H’Drai lần này, trong tôi trào dâng một cảm xúc khó tả, khi nhìn thấy màu xanh đang dần phủ kín nơi đây. Những rẫy cà phê đang lên xanh thẫm trên các triền dốc dọc rìa lô cao su, nơi trước bị bỏ hoang cỏ dại mọc um tùm. Người dân nơi đây bằng chính bàn tay lao động cần cù của mình đã góp phần tạo nên một “biên giới xanh” – màu xanh của sự ấm no, hạnh phúc nơi vùng biên Ia H’Drai…
Ngày 20/8, Đoàn công tác của Tổng cục Thủy lợi do đồng chí Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi làm Trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh về công tác bảo đảm an toàn hồ, đập thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
Những ngày cuối năm, trong cái se lạnh của tiết trời Tây Nguyên, tôi tìm về đập Đăk Ui (huyện Đăk Hà)- nơi mang trong mình dấu ấn lịch sử hào hùng. Dòng nước mát lành của đập và sự lao động sáng tạo của bao thế hệ đã biến vùng đất chịu nhiều tàn phá của chiến tranh, thành nơi trù phú và là niềm tự hào không chỉ của huyện Đăk Hà mà còn của tỉnh Kon Tum.