Trong những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền xã Đăk Xú (huyện Ngọc Hồi) tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất hiệu quả; tạo ra chuyển biến tích cực, giúp người dân xây dựng sống ngày càng no ấm.
Sau khi được điều chỉnh bởi liên bộ Công thương – Tài chính, bắt đầu từ 15h chiều 23/7, giá dầu được điều chỉnh giảm, trong khi giá xăng vẫn giữ nguyên.
Thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng một số cửa hàng, cơ sở kinh doanh hàng hoá bình thường nhưng chủ cơ sở đặt tên gọi là siêu thị, trung tâm mua sắm nhằm câu khách. Điều này không chỉ gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng mà còn làm ảnh hưởng tới uy tín của các siêu thị thực thụ.
Sau hơn 7 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn của tỉnh có nhiều thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần có được cải thiện.
Huyện Kon Plông có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây hồng giòn. Chính vì vậy, một số hộ dân đã mạnh dạn trồng thử nghiệm loại hồng này, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế khả quan. Nhằm giúp nông dân trồng hồng giòn thành công, Trung tâm Khuyến nông tỉnh cung cấp một một số yêu cầu kỹ thuật cơ bản về trồng và chăm sóc hồng giòn.
Sau hơn 6 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn mới ở xã Đăk Trăm (huyện Đăk Tô) có nhiều đổi thay tích cực. Tuy nhiên, đến nay, xây dựng nông thôn mới Đăk Trăm còn gặp nhiều trở ngại, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương cần nỗ lực phấn đấu hơn nữa mới đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra…
Nhìn lại chặng đường hợp tác Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV), dù còn nhiều khó khăn, nhưng tỉnh Kon Tum đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong thực hiện các thỏa thuận hợp tác giữa các bên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Nga đánh giá...
Trong những năm qua, Đảng ủy, UBND xã Đăk Ui (huyện Đăk Hà) đã phát huy sức mạnh nội lực, khơi dậy sức dân trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tạo ra những đổi thay tích cực về đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
Việc ra đời nhiều kênh thu hộ của các đơn vị trung gian đã giúp cho việc thanh toán các khoản phí sinh hoạt của người dân như điện, nước, internet... trở nên dễ dàng và thuận tiện. Các đơn vị cung cấp dịch vụ cũng được lợi khi giảm bớt được bộ phận nhân viên thu ngân và đỡ phiền hà đối với người dùng.
Thời gian gần đây, nhiều loại trái cây ngoại nhập được bày bán ngập tràn ở các siêu thị, cửa hàng hoa quả. Điều này một mặt làm cho thị trường trái cây thêm phong phú, đa dạng giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn, nhưng mặt khác cũng khiến cho trái cây trong nước phải cạnh tranh khốc liệt.
Thành phố Kon Tum luôn chú trọng chỉ đạo ngành chức năng tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Hoạt động này vừa giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân, vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, ổn định đời sống người dân vùng nông thôn.
Hiện nay đang là mùa mưa bão nên những sự cố về lưới điện rất dễ xảy ra, gây gián đoạn cung cấp điện và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn lưới điện. Vì vậy, Sở Công thương phối hợp với các đơn vị quản lý hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh đã triển khai các biện pháp phòng chống nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống lưới điện.
Huyện Tu Mơ Rông đã và đang khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng dược liệu để xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng, nâng giá trị từng sản phẩm, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển bền vững…
Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân của huyện Sa Thầy tích cực triển khai tuyên truyền, vận động trong hội viên, nông dân về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Qua đó, hội viên, nông dân đã nâng cao nhận thức, chủ động tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn ở địa phương.
Nhằm tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác phát triển, trong những năm gần đây, tỉnh ta đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện cho các hợp tác xã phát triển bền vững. Bởi kinh tế hợp tác có vai trò rất quan trọng, là một trong những “lực đẩy” góp phần tạo ra động lực cho kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển.
Trong các năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi tiếp tục phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên để mỗi nông dân trở thành những “nông dân chuyên nghiệp”, không còn phụ thuộc vào sự bấp bênh của thị trường, đồng thời nâng cao giá trị nông sản là “bài toán khó” mà chính quyền các cấp và ngành chức năng đang trăn trở, từng bước tìm lời giải hợp lý.
Giữa tháng Sáu vừa qua, chúng tôi theo đoàn công tác của Hội LHPN tỉnh và Hội Nữ doanh nhân Thành phố Hồ Chí Minh đến thăm vườn sâm dây của chị em phụ nữ hai xã: Mường Hoong, Ngọc Linh (huyện Đăk Glei). Nhìn vườn sâm dây lên xanh dưới chân núi Ngọc Linh sừng sững, chúng tôi liên tưởng đến một ngày mai, những vườn sâm dây tươi tốt này sẽ ngọt ngào tạo nên thương hiệu sâm dây Ngọc Linh...
Cách thành phố Kon Tum chỉ chừng 10km, xã Đăk La (huyện Đăk Hà) có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, cùng với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân, bộ mặt nông thôn xã Đăk La đã khởi sắc và phát triển về mọi mặt.
Thời gian qua, thực hiện các chương trình chính sách tín dụng dành cho hộ nghèo tiến đến giảm nghèo bền vững theo định hướng chỉ đạo của Chính phủ, nhiều nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã đến với các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa. Qua đó, giúp bà con tránh được tình trạng vay “nóng”, hay bị tư thương ép giá bán “lúa, mì non”; tạo cơ hội cho hộ nghèo tham gia các chương trình dịch chuyển cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở địa phương, tạo việc làm, cải thiện cuộc sống, tiến đến xóa nghèo bền vững.
Những năm gần đây, các sản phẩm may mặc trong nước đang dần chiếm lĩnh thị trường và được người tiêu dùng ngày càng tin tưởng, ưu tiên chọn lựa; qua đó “đánh bật” hàng giá rẻ, chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế, các sản phẩm may mặc Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức khi vấn nạn hàng giả, hàng nhái núp bóng thương hiệu Việt diễn ra tràn lan ở nhiều nơi.
Những ngày cuối năm, trong cái se lạnh của tiết trời Tây Nguyên, tôi tìm về đập Đăk Ui (huyện Đăk Hà)- nơi mang trong mình dấu ấn lịch sử hào hùng. Dòng nước mát lành của đập và sự lao động sáng tạo của bao thế hệ đã biến vùng đất chịu nhiều tàn phá của chiến tranh, thành nơi trù phú và là niềm tự hào không chỉ của huyện Đăk Hà mà còn của tỉnh Kon Tum.