“Thực hiện Chương trình hành động triển khai 3 lĩnh vực đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2019 của tỉnh, cùng với các sở ngành, địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tập trung phát triển một số sản phẩm chủ lực của tỉnh theo chiều sâu, đặc biệt là các sản phẩm từ đảng sâm và sâm Ngọc Linh” - ông Trần Văn Chương, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết.
Với ưu điểm là thân thiện với môi trường, có thể bán lại điện năng khi sử dụng không hết và giúp hạn chế việc phải mua điện ở bậc thang có mức giá cao, điện năng lượng mặt trời đang được nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh lựa chọn. Việc khách hàng tích cực đầu tư lắp nguồn điện này còn chia sẻ gánh nặng về nguồn cung cho ngành Điện.
Để bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng, “hạ nhiệt” ở các “điểm nóng”, trong thời gian qua, huyện Ngọc Hồi đã nỗ lực triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp trong quản lý bảo vệ rừng…
Xác định tăng cường các dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những hoạt động trọng tâm, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục hiện đại hóa các dịch vụ, đẩy mạnh các kênh giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt, qua đó tăng năng lực cạnh tranh và thu hút khách hàng…
Thời gian qua, huyện Đăk Hà tập trung triển khai chủ trương xây dựng cánh đồng lớn nhằm khuyến khích nông dân liên kết sản xuất, xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ vậy, trên địa bàn huyện đã hình thành một số cánh đồng lớn trồng cà phê, lúa, rau màu đạt tiêu chuẩn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ rừng và phối hợp với chính quyền địa phương giao rừng cho dân, lực lượng kiểm lâm đang góp phần hồi sinh rừng.
Xác định xây dựng nông thôn mới là phải cải thiện được đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân, trong những năm qua, xã Hơ Moong (huyện Sa Thầy) đã tập trung vận động, hỗ trợ người dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, chăn nuôi để giảm nghèo bền vững…
Để tồn tại, phát triển trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh phải tự đổi mới trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là tổ chức lại sản xuất, đầu tư công nghệ và liên kết sản xuất. Hiện nay, mô hình “sản xuất sạch”, thân thiện với môi trường là hướng đi đúng đắn và là mục tiêu bền vững mà nhiều hợp tác xã trên địa bàn tỉnh hướng đến...
Để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện Tu Mơ Rông tiến hành thành lập và chú trọng chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp trên địa bàn; huy động các nguồn lực xã hội và sự tự nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới của người dân. Tuy nhiên, việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vẫn còn gặp không ít khó khăn, trở ngại.
Những năm gần đây, thành phố Kon Tum triển khai thực hiện tốt việc huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế. Thành phố Kon Tum đang mở rộng không gian đô thị ra các xã vùng ven, nhằm thu hút đầu tư vào các khu đô thị mới.
Sau khi dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại huyện Đăk Hà, thành phố Kon Tum ở vào thế “lưỡng đầu thọ… dịch”. Nhận định nguy cơ dịch bệnh lây lan vào địa bàn rất cao, thành phố Kon Tum đang căng mình triển khai các biện pháp ngăn chặn…
Từ đầu năm đến nay, hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng thương mại và các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh diễn ra thuận lợi, đạt mức tăng trưởng khá. Các ngân hàng tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi, nhất là trong khu vực dân cư; tích cực áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu theo tinh thần Nghị quyết số 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42), ngày 21/6/2017 của Quốc hội “về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng”.
Thông qua hoạt động nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và chăn nuôi, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh góp phần tạo điều kiện cho các hợp tác xã và người dân nâng cao hiệu quả sản xuất.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, kể từ khi phát hiện hai ổ dịch tả lợn Châu Phi (thị trấn Đăk Hà và xã Đăk Ngọk) và công bố dịch, trên địa bàn huyện Đăk Hà phát hiện thêm 2 ổ dịch tả lợn Châu Phi mới tại xã Đăk Mar và xã Hà Mòn.
Gần đây, Công ty cổ phần Cấp nước Kon Tum gửi thông báo đến hộ dân kinh doanh trên địa bàn yêu cầu lên Công ty ký lại hợp đồng dịch vụ cấp nước. Điều đáng nói là hợp đồng ký lại với Công ty có giá nước tăng gần gấp đôi so với trước đây, gây ra phản ứng trái chiều đối với các hộ kinh doanh, đặc biệt là hộ kinh doanh thuốc Tây...
Dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến phức tạp trong cả nước. Ở tỉnh ta cũng đã xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi, nhưng trên thị trường, giá thịt lợn không có nhiều biến động và mức tiêu thụ thịt lợn tương đối ổn định. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy người dân đã hiểu đúng về dịch bệnh và không quay lưng lại với thịt an toàn.
Thời gian qua, dù gặp nhiều khó khăn nhưng huyện Kon Plông đã cố gắng thành lập được 8 hợp tác xã (HTX) hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, có 4 HTX nuôi cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi) và 4 HTX hoạt động sản xuất kinh doanh về rau, hoa, quả xứ lạnh; trồng nấm; thu mua chế biến dược liệu và trồng lan... Các HTX này đều tích cực tìm các giải pháp đầu tư, thay đổi phương thức hoạt động để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Trước yêu cầu đặt ra trong sản xuất nông nghiệp và ý kiến phản ánh của cử tri xung quanh việc sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, phóng viên Báo Kon Tum đã trao đổi với ông Trần Văn Chương- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn xung quanh vấn đề nêu trên.
Được khởi công xây dựng từ năm 2016 với tổng kinh phí trên 97 tỷ đồng, Dự án cấp nước sinh hoạt trung tâm huyện Ia H’Drai sẽ góp phần đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho nhân dân hai xã trên địa bàn huyện.
Chiều 26/6, ông Nguyễn Xuân Ninh - Phó Chủ tịch UBND thành phố Kon Tum cho biết, để tăng cường công tác ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi xâm nhập vào địa bàn, thành phố Kon Tum đã lập thêm 2 chốt kiểm dịch động vật tạm thời ở 2 tuyến đường thông với huyện Đăk Hà...
Những ngày cuối năm, trong cái se lạnh của tiết trời Tây Nguyên, tôi tìm về đập Đăk Ui (huyện Đăk Hà)- nơi mang trong mình dấu ấn lịch sử hào hùng. Dòng nước mát lành của đập và sự lao động sáng tạo của bao thế hệ đã biến vùng đất chịu nhiều tàn phá của chiến tranh, thành nơi trù phú và là niềm tự hào không chỉ của huyện Đăk Hà mà còn của tỉnh Kon Tum.