Sự năng động, sáng tạo, nhạy bén trong sản xuất kinh doanh và kết hợp phát huy lợi thế truyền thống của ngành Bưu điện Việt Nam, Bưu điện Kon Tum đứng vững trên thương trường cạnh tranh khốc liệt và đang phát huy vai trò khi tham gia vào công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn...
Thời gian qua, tỉnh Kon Tum triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, chú trọng cải cách thủ tục hành chính và thực hiện nhiều chính sách ưu đãi “trải thảm đỏ” mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Kon Tum. Vì vậy, bước đầu nhiều doanh nghiệp lớn đến với Kon Tum - mảnh đất còn nhiều tiềm năng, dư địa đầu tư phát triển - để tìm kiếm cơ hội đầu tư và đã có những dự án quy mô, đồng bộ, hiện đại được triển khai; trong số đó phải kể đến các dự án của Tập đoàn FLC và của Tập đoàn VinGroup…
Hiện nay, tại thôn Plei Sar, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum có 120 ha bắp trồng khoảng 20 ngày tuổi trên diện tích cao su tái canh đang bị sâu gây hại, mật độ nhiễm sâu khoảng 70%. Một số hộ dân đã tiến hành phun thuốc trừ sâu thông thường nhưng vẫn chưa diệt trừ được.
Tuyến Tỉnh lộ 675 nối thành phố Kon Tum với huyện Sa Thầy đoạn từ km 4+813 đến km 5+056 đi qua địa phận thôn Măng La Klã (xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum) hiện đang bị sạt lở nghiêm trọng, có nguy cơ bị chia cắt, tiềm ẩn tai nạn giao thông đối với người đi đường mỗi khi lưu thông qua đây.
Trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Sa Thầy đã triển khai có hiệu quả nhiều giải pháp giúp dân giảm nghèo, nâng cao đời sống, từ đó tạo động lực để xây dựng nông thôn mới thành công...
Từ đầu năm đến nay, gần 200 hộ chăn nuôi gia súc ở 7 địa phương (Đăk Hà, Đăk Tô, Đăk Glei, Sa Thầy, Tu Mơ Rông, Ia H’Drai và thành phố Kon Tum) có tổng số 5.024 con lợn bị mắc dịch bệnh lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả lợn Châu Phi… buộc phải tiêu hủy. Trong đó, huyện Đăk Hà và thành phố Kon Tum được thống kê có số lượng lợn mắc bệnh bị tiêu hủy nhiều nhất (3.355 con).
Theo đánh giá của Sở Công thương, sau khi tỉnh ta được chia tách, hệ thống hạ tầng thương mại lúc đó rất nghèo nàn, yếu kém, nhất là ở vùng nông thôn. Cơ sở hạ tầng xã hội nghèo nàn, lạc hậu, nhất là hệ thống giao thông chính là rào cản kìm hãm sự phát triển của thương mại. Nhưng với những nỗ lực vượt bậc của các cấp, các ngành và sự đồng thuận của người dân, cùng với những chủ trương đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm; thương mại- dịch vụ của tỉnh Kon Tum từng bước vượt qua khó khăn và có những bước đi vững chắc, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, trong những năm qua, huyện Kon Plông lồng ghép việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với các nội dung xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và đã đạt được nhiều kết quả tích cực...
5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, đặc biệt là sau khi tổng kết 15 năm thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực…
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả, kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, công tác giảm nghèo và an sinh xã hội được quan tâm đúng mức, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, diện mạo nông thôn có nhiều đổi thay tích cực... đó là những kết quả nổi bật sau 10 năm bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở xã Đoàn Kết (thành phố Kon Tum).
Theo đánh giá của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, mặc dù tình hình thu thuế tài nguyên nước của các nhà máy thủy điện trên địa bàn ước thực hiện 6 tháng đầu năm chỉ đạt 35% dự toán và bằng 65,1% so với cùng kỳ năm 2018, tuy nhiên một số khoản thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương, xổ số kiến thiết, tiền sử dụng đất và cho thuê đất lại tăng cao so với các năm. Do đó, tình hình thu ngân sách nhà nước trên địa bàn trong 6 tháng đầu năm 2019 vẫn đảm bảo tiến độ dự toán HĐND tỉnh giao và cao hơn so với cùng kỳ năm trước.
Xác định phát triển kinh tế vườn không chỉ phát huy lợi thế về đất đai, nguồn nhân công mà còn là hướng đi đúng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, trong những năm gần đây, xã Ia Chim (thành phố Kon Tum) đã tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn vận động, hỗ trợ, hướng dân người dân thực hiện các mô hình cải tạo vườn tạp, trồng xen canh cây ăn quả trong vườn cà phê tái canh…
Ngay sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 20-CT/TU, ngày 09/01/2019 về thực hiện các lĩnh vực đột phá trong năm 2019, huyện Đăk Tô đã khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai trên từng lĩnh vực. Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, qua hơn 6 tháng triển khai, bước đầu đã tạo ra những “xung lực mới”, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...
Các công trình giao thông nông thôn (GTNT) tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc 6 huyện trên địa bàn tỉnh được đầu tư từ nguồn vốn viện trợ ODA không hoàn lại của Chính phủ Ai Len đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại và sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương...
Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ Kon Tum về thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX “về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế”, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tỉnh đang tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập thể tiếp cận các nguồn vốn, tín dụng...
Chương trình phát triển vật liệu xây không nung (bao gồm gạch không nung) được Thủ tướng Chính phủ ban hành từ năm 2010 (theo Quyết định số 567/QĐ-TTg) với mục tiêu đề ra đến năm 2020 tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công.
4/10 huyện, thành phố có dịch, 675 con lợn bị mắc bệnh của 95 hộ chăn nuôi đã bị tiêu hủy tổng trọng lượng 32.362 kg. Đó là những diễn biến và thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi gây ra, sau 2 tháng xuất hiện dịch bệnh trên địa bàn tỉnh ta. Thời điểm này, ngành Nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn đang căng mình phòng, chống và ứng phó với dịch tả lợn Châu Phi.
Lâu lắm rồi, tôi mới có dịp trở lại xã Ya Ly (huyện Sa Thầy) và thật sự bất ngờ trước sự thay đổi ở nơi đây. Nếu như mấy năm về trước, những ngọn đồi ở Ya Ly xám xịt màu đất trống, thì nay phủ kín màu xanh của cao su, cà phê, mì, cây ăn quả...
Tại thành phố Kon Tum, tập kết vật liệu xây dựng trên vỉa hè đang diễn ra khá phổ biến, không chỉ gây mất trật tự an toàn giao thông, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, mà còn là một trong những tác nhân chính làm tăng tình trạng bồi lấp cống thoát nước, gây ngập úng...
Thực hiện chương trình hành động triển khai 3 lĩnh vực đột phá phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 của tỉnh, huyện Sa Thầy chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương nhằm làm thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.