Vượt qua những khó khăn về thời tiết, đường sá đi lại, bằng sức khỏe, sức trẻ của mình, 65 thanh niên tình nguyện tại mặt trận huyện Tu Mơ Rông đã làm những phần việc thiết thực, giúp người dân huyện nghèo sản xuất, phát triển kinh tế. Với sự năng động, gần gũi, nhiệt tình, những màu áo xanh tình nguyện đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân nơi đây.
Ai đã từng đặt chân đến Đăk Glei đều không thể không một lần ghé thăm Ngục Đăk Glei. Sức hấp dẫn của địa chỉ đỏ này không chỉ là những ngày xưa đầy đau thương, nước mắt mà còn rất oanh liệt, hào hùng đã từng được nhiều người biết đến qua những câu thơ trong bài “Tiếng hát đi đày” của Tố Hữu. Trải qua thời gian, Ngục Đăk Glei - nơi được xem là địa ngục trần gian ngày ấy đã hồi sinh, trở thành biểu tượng cho lòng yêu nước, sức mạnh và sức sống mãnh liệt của mảnh đất và con người Kon Tum.
Tôi cứ hình dung, hồi ấy, cụ đi như thế nào nhỉ? Phương tiện, số người, thời gian... bởi thôi thì đường I chả nói làm gì, dù nó đã rất gian nan vất vả rồi, nhưng từ cầu Bà Gi rẽ lên thì vô cùng khó khăn hiểm trở, mà còn chiến tranh đì đùng thế, đường vừa vắng vừa xa, dân cư thưa thớt, đồng hành càng ít...
Từ một vùng đất xa xôi, khó khăn bậc nhất của tỉnh, Nam Sa Thầy đang từng bước trở thành miền biên giới kiểu mẫu về an ninh quốc phòng, gắn với phát triển kinh tế…
Thị xã Hà Tiên và huyện đảo Phú Quốc là 2 địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh Kiên Giang từ nhiều năm nay. Hà Tiên cách đảo Phú Quốc khoảng 45km, nếu đi tàu cao tốc hết khoảng 1 giờ 30 phút; từ Phú Quốc về Rạch Giá khoảng 120km, mất khoảng 2 giờ 30 phút. Đây là tuor du lịch được nhiều khách tham quan lựa chọn.
Ban chủ nhiệm các hội, đa phần là những thành viên ban đầu có niềm đam mê chăm chút chim cảnh, nghiên cứu và thử nghiệm sự biến hóa của các nước cờ. Gần 5 năm hoạt động, Ban chủ nhiệm các hội vẫn say với phong trào…
Nói rằng làm khí tượng thuỷ văn là nghề “bắt bệnh ông trời” cũng chẳng ngoa, bởi tất cả các phần việc từ quan trắc tính gió, đo mưa, phân tích các xu thế thời tiết, đến đo lưu lượng mực nước, đo lũ... để cho ra một bản tin dự báo giúp mọi người chủ động phóng tránh...
Xuân đang đến với mọi người, mọi nhà và không khí mừng đón xuân đang tràn ngập khắp mọi nẻo đường. Trên các công trường giao thông ở vùng sâu, vùng xa, không khí này gấp gáp, hối hả, nhộn nhịp hơn.
Vượt qua những khó khăn, vất vả, các thầy cô giáo ở xã Mường Hoong (huyện Đăk Glei) vẫn ngày đêm bám trụ trên những dãy núi sương mù, miệt mài giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho các em học sinh nơi đây.
Chợ họp từ lúc nửa đêm và tan khi trời sáng - đó là điểm riêng biệt của chợ đầu mối nông sản và thực phẩm trên địa bàn phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum.
Để có được những giọt nước ngọt trong lành, mát mẻ cho mọi người sử dụng, người thợ đào giếng phải làm việc sâu dưới lòng đất tăm tối, đối diện với rất nhiều khó khăn, nguy hiểm…
Ong bắp cày (hay còn gọi là ong chần) được mệnh danh là “ong tử thần”, có khả năng giết chết một người trưởng thành chỉ với hai ba vết đốt. Loài ong này là nỗi ám ảnh đối với người dân ở vùng nông thôn; nhưng ở thôn 3, thị trấn Đăk Hà (huyện Đăk Hà) lại có một người đàn ông sống bằng nghề săn “ong tử thần”.
Từ một vùng được xem là “ốc đảo”, bây giờ giao thông đã thuận tiện. Việc đi lại của bà con không chỉ có duy nhất cây cầu treo “lịch sử” đã đánh thức một vùng đất này, mà bây giờ xã còn có thêm con đường đi về hướng nam, nối liền với xã Chư H Reng...
Lần theo câu văn đẹp như mời gọi, chúng tôi tìm về lại nơi nhà văn Nguyễn Trung Thành đã viết như thế từ năm 1965. Gần nửa thế kỷ qua, truyện ngắn “Rừng xà nu” như một nỗi ám ảnh đẹp từ cảnh sắc đến con người giữa chốn ngàn xanh...
Đã có nhiều thông tin cảnh báo về hàng may mặc của Trung Quốc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và tác hại của nó, nhưng hiện nay, các sản phẩm này tràn ngập thị trường...
Có người bạn tôi, một người thành đạt ở thành phố lớn náo nhiệt phương Nam, có lần ghé thăm đã thốt lên: Cho tao ở lại đây đi, tao đổi hết những gì có ở nơi tao sống. Ở đây sao mà bình yên, thanh thản quá đi.
Hiện nay, nhiều người xem facebook như “người bạn” thân thiết nên việc cập nhật hình ảnh và trạng thái trên facebook thường xuyên đã trở thành thói quen không thể thiếu. Có người còn thú nhận đã “nghiện” facebook từ lúc nào không biết. Nhiều người còn rơi vào “thảm họa” của facebook bằng việc chụp ảnh mọi lúc, mọi nơi để chia sẻ trên trang cá nhân của mình.
Nếu kơ-nia được biết đến do hình dáng hùng vĩ độc đáo của nó thì pơ-lang được yêu thích từ màu hoa đỏ thắm diễm lệ giữa ngàn xanh. Nếu ví kơ-nia là biểu tượng sức mạnh vạm vỡ của các chàng trai Tây Nguyên, thì pơ-lang chính là biểu trưng cho vẻ đẹp mặn mà khoẻ khoắn của những cô gái yêu kiều xứ núi.
Khi diều bay cao, các em thay nhau cầm và cùng dõi theo cánh diều bay lượn trên trời cao, cùng tranh nhau áp tai vào dây diều để nghe tiếng gió thổi xì xào. Cảm giác thật thú vị!
Bán tất cả thứ cần mua và mua tất cả thứ cần bán, những người buôn hàng “hai sọt” này thực sự đã trở thành cầu nối trao đổi, lưu thông hàng hóa ở vùng sâu vùng xa, vùng giao thông đi lại còn nhiều khó khăn...
Dù đời sống kinh tế vẫn còn đó những vất vả, khó khăn, nhưng bà con người Thái tại huyện Ia H’Drai vẫn luôn biết cách gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Từ việc dệt thổ cẩm, cho đến những giai điệu cồng chiêng, điệu xòe, điệu sạp đầy lôi cuốn, tất cả tạo nên một không gian văn hóa mang đậm sắc Thái tại miền biên viễn của Tổ quốc.