Với sự chủ động đón nhận, triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình dành cho vùng đồng bào DTTS, huyện Kon Plông đã nâng cao đời sống người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo và làm thay đổi diện mạo nông thôn trên địa bàn.
UBND huyện Đăk Hà đã trích kinh phí từ “Quỹ bảo trợ trẻ em” huyện để tặng 170 suất quà với tổng trị giá trên 25 triệu đồng cho các em vùng sâu vùng xa, trẻ em bị tàn tật, trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Để đẩy lùi việc sử dụng túi ni lông tràn lan như hiện nay, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức mọi người trong việc hạn chế sử dụng túi ni lông bằng cách tái sử dụng nhiều lần túi ni lông, khuyến khích, ưu tiên sử dụng các túi tự hủy, túi thân thiện môi trường với những ưu thế như chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh…
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Quyết định số 814 đến 823/QĐ-SNN thành lập trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật 10 huyện, thành phố trực thuộc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh.
Sau 3 năm thực hiện, chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS và hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, bước đầu đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của ĐBDTTS ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Giai đoạn 2011-2015, tổng kinh phí thực hiện các chính sách đặc thù theo Nghị quyết 30a của Chính phủ trên địa bàn huyện Kon Plông trên 340 tỷ đồng; trong đó, Trung ương hỗ trợ 269 tỷ đồng, còn lại là huy động từ các nguồn vốn hỗ trợ khác.
Các phong trào, cuộc vận động về đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, thiên tai, các hoạt động tự quản ở cộng đồng để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới… có tác dụng thiết thực, tạo nên sự gắn kết cộng đồng...
Triển khai thực hiện NQ 04 của Tỉnh ủy, từ năm 2007 đến nay, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa xây dựng xã đã huy động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ gần 22 tỷ đồng giúp xã đặc biệt khó khăn.
UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 967/QĐ-UBND về việc đầu tư 31 tỷ 875 triệu đồng thực hiện dự án xây dựng điểm dân cư số 64 thuộc xã Ia Tơi để thực hiện Đề án di dân, bố trí, sắp xếp dân cư trên địa bàn huyện Ia H’Drai; tiến độ thực hiện từ 2017-2020.
Năm học mới đã cận kề. Trong khi khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, sách giáo khoa, vở học của học sinh đang làm “đau đầu” ngành GD huyện, thì trước thềm năm học mới, ngành lại phải đối mặt thêm với khó khăn do cơn bão số 3 mới đây gây ra…
Nhân dịp khai giảng năm học mới 2016-2017, ngày 5/9, các cơ quan, đơn vị trong BĐBP tỉnh đã trao 288 triệu đồng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn khu vực biên giới tỉnh Kon Tum.
Năm học mới đã bắt đầu, nhưng hiện tại còn rất nhiều học sinh dân tộc thiểu số “tay không đến lớp”. Đây là một thách thức với nhà trường trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Từ tháng 8/2012 - 6/2016, toàn tỉnh đã mở gần 300 lớp xóa mù chữ, sau xóa mù chữ và bổ túc văn hóa cho hơn 6.000 lượt người học. Đến nay, kết quả xóa mù chữ cho người có độ tuổi 15-60, đạt tỷ lệ biết chữ là 96%; xóa mù chữ cho người có độ tuổi 15-35, đạt tỷ lệ biết chữ 98% và xóa mù chữ độ tuổi 36-60, đạt tỷ lệ biết chữ 96%.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển Nghị quyết 04-NQ/TU, với những mục tiêu cụ thể cũng như nhiều điểm mới, Nghị quyết mới được kỳ vọng sẽ đem lại sức bật mới, mạnh mẽ hơn, đồng bộ hơn cho các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh vươn lên...
Vùng rừng giáp ranh giữa Kon Tum, Quảng Nam và Quảng Ngãi là tài nguyên quan trọng, là nơi hình thành và xuất phát của nhiều con sông lớn như sông Trà Khúc, Thu Bồn… trong khu vực.
Năm học 2016-2017, toàn tỉnh có 413 trường (trong đó, mầm non 135 trường; tiểu học 145 trường; THCS 107 trường; THPT 26 trường), tăng 8 trường so với năm học trước với 148.221 học sinh (mầm non 37.888 trẻ; tiểu học 58.213; THCS 38.383 và THPT 13.737), tăng hơn năm học trước 5 ngàn học sinh.
Những năm qua, ngành GD&ĐT huyện Kon Rẫy đã triển khai nhiều giải pháp tích cực để vận động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn, nhất là giáo dục học sinh vùng DTTS.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.