Chiều 20/2, Huyện đoàn phối hợp với Phòng Văn hóa – Thông tin và Phòng GD&ĐT huyện Đăk Glei tổ chức Lễ Giao, nhận sách từ Chương trình thư viện lưu động cho Trường Tiểu học và Trường THCS xã Đăk Kroong.
Trong 3 ngày (15- 17/2), tại Bảo tàng – Thư viện tỉnh, Chương trình Sắc xuân – Xuân Kỷ Hợi năm 2019 đã được tổ chức với mục tiêu bảo tồn và tôn vinh những nét văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Chương trình không chỉ làm sống lại không gian văn hóa dân tộc, mà còn mang lại nhiều trải nghiệm mới mẻ cho những người tham gia.
Bắt đầu khoe sắc cách đây một tuần và đang trong thời điểm rực rỡ nhất, hoa anh đào ở Măng Đen (Kon Plông) đang thu hút du khách thập phương đến thưởng ngoạn, du xuân…
Tối 18/2, Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh phối hợp với UBND huyện Ngọc Hồi tổ chức đêm Thơ Nguyên tiêu Xuân Kỷ Hợi 2019 với chủ đề “Hướng về biên cương Tổ quốc” tại thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi.
Tham dự nhiều đêm thơ Tết Nguyên tiêu do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh Kon Tum tổ chức vào đêm Rằm tháng Giêng hàng năm, tôi đã “bắt gặp” tình yêu quê hương, đất nước, con người vùng cực bắc Tây Nguyên qua những vần thơ của những người “xem thơ như là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày”. Họ là những người già có, trẻ có, chuyên nghiệp có, không chuyên cũng có, nhưng ở trong họ đều lan tỏa một “tình yêu dạt dào” đối với thơ ca.
Sáng 15/2, Bảo tàng – Thư viện tỉnh tổ chức khai mạc chương trình Sắc xuân – Xuân Kỷ Hợi năm 2019. Dự khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Đức Tuy - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Kon Tum; Trần Thị Nga - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành cùng đông đảo nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Làng Kon Jơ Ri (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) luôn nổi tiếng với các nghề truyền thống nấu rượu cần ngon và dệt thổ cẩm đẹp. Nếu như sản phẩm thổ cẩm ở làng luôn khiến cho nhiều người phải mê mẩn bởi từng sợi dệt tinh tế, hoa văn sắc sảo; thì sản phẩm rượu cần cũng làm say đắm bao thực khách vì được ủ bằng men tự nhiên làm từ một loại vỏ cây lấy ở rừng nên cho hương vị rất thơm ngon.
Hàng năm, khi mùa đông lùi dần, tiết trời dần trở nên ấm áp báo hiệu mùa xuân lại về, lúa trên rẫy đã thu họach xong, phơi khô và đưa hết vào kho, người Ka Dong lại cùng nhau chuẩn bị ăn Tết mừng lúa mới để tạ ơn các vị thần, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, buôn làng no ấm. Đây cũng là dịp các thành viên trong mỗi gia đình và cả cộng đồng được ăn uống, nhảy múa, vui chơi sau một mùa nương rẫy gian lao, khó nhọc.
Trong những ngày Tết, ở Măng Đen, bình quân mỗi ngày có hàng nghìn lượt khách du lịch, riêng trong ngày mùng 4 Tết có trên 10.000 lượt khách du lịch đến tham quan, thưởng lãm cảnh sắc thiên nhiên, ngắm thác hồ nằm nép mình trong rừng thông và hít thở bầu không khí trong lành mà thiên nhiên đã ban tặng cho Măng Đen - nơi được mệnh danh là “Đà Lạt thứ hai”...
Sáng mùng 4 Tết (tức ngày 8/2), trên sông Đăk Bla (đoạn cầu Đăk Bla, thành phố Kon Tum), Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức giải đua thuyền độc mộc đầu xuân. Đây là giải đua thuyền độc mộc truyền thống tỉnh Kon Tum mừng Đảng, mừng Xuân được tổ chức hàng năm vào dịp đầu xuân trên sông Đăk Bla.
Trong không khí đón Tết Kỷ Hợi, xen giữa dòng người rộn ràng du xuân chào năm mới còn có các vị khách nước ngoài đang sinh sống, làm việc trên mảnh đất Kon Tum.
Được tổ chức từ ngày 1/2 đến ngày 10/2 (tức ngày 27 tháng Chạp đến mùng 6 Tết) tại Quảng trường 16/3 (thành phố Kon Tum), Hội xuân Kỷ Hợi 2019 là điểm du xuân mới, sôi động, được nhiều gia đình ghé thăm trong dịp Tết.
Sáng 31/1, Trường Tiểu học Lê Văn Tám (phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum) tổ chức chương trình ngoại khoá Tết của em, mừng Đảng – mừng Xuân nhân dịp Tết Kỷ Hợi 2019.
Mỗi khi mùa Xuân đến, khu vực xã Đăk Long (huyện Kon Plông) nói chung, làng Kon Pring nói riêng, khoác lên mình “chiếc áo” đẹp nhất, rạng ngời nhất với màu trắng hoa mận, hoa mơ cùng với màu hồng của hoa đào, xen lẫn màu lam của hoa cẩm tú cầu. Tôi đã vài lần đến làng Kon Pring (xã Đăk Long) vào mùa Xuân và ngẩn ngơ trước vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây.
Nhằm giúp các cháu nhỏ cảm nhận được hương vị Tết truyền thống của dân tộc Việt Nam thông qua việc tái hiện lại các gian hàng chợ quê, trong 2 ngày 18 và 19/1, Trường Mầm non Tư thục Mickey (phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum) tổ chức chương trình “Hội chợ quê chào Xuân Kỷ Hợi 2019”.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XV đã đề ra định hướng “huy động các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư, hợp tác, liên kết đầu tư phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”. Với hướng đi này, thời gian qua, ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh đã có nhiều nỗ lực khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh để phát triển kinh tế.
Huyện Tu Mơ Rông được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu mát lạnh quanh năm. Cảnh quan đặc trưng là những cánh rừng nguyên sinh, thác, suối...tự nhiên, vẫn giữ nguyên được vẻ nguyên sơ vốn có. Trên địa bàn huyện vẫn còn lưu giữ các di tích lịch sử, những chứng tích còn lại trong các cuộc kháng chiến của ông cha ta...
Nằm về phía tây nam của tỉnh, cách trung tâm thành phố Kon Tum gần 30km, huyện Sa Thầy có diện tích đất tự nhiên 143.522,3ha. Dân số toàn huyện trên 50 nghìn người.