Thời gian qua, huyện Ia H’Drai đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu trồng rừng trong năm 2022. Đến nay, toàn huyện đã trồng được 330/347ha và 52.000/40.000 cây phân tán theo kế hoạch của UBND tỉnh giao.
Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt giúp các cơ quan quản lý, người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất được ví như “hộ chiếu” cho xuất khẩu nông sản. Vì vậy, thời gian qua, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cùng các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang từng bước thực hiện xây dựng mã số vùng trồng, nhằm tạo thuận lợi cho đầu ra của sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản.
Kiên quyết thu hồi đất là biện pháp tốt nhất để tránh lãng phí nguồn lực đất đai đối với các dự án chậm đưa vào sử dụng, đất để hoang hóa, đất sử dụng không đúng mục đích.
Ngày 23/8/2022, Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI thông qua Nghị quyết số 16-NQ/TU về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hoạch định tầm nhìn dài hạn để phát triển. Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng này, mới đây, UBND tỉnh tổ chức Hội thảo góp ý nhằm hoàn chỉnh Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hội thảo nhận được nhiều ý kiến tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu Việt Nam nhằm giúp tỉnh ta hoạch định một tầm nhìn dài hơi.
Trong quá trình phát triển của một địa phương, quy hoạch đóng vai trò hết sức quan trọng, như một trong những động lực tăng trưởng. Vì vậy, quy hoạch luôn phải đáp ứng nhiều yêu cầu, trong đó có “dài hơi” và “đi trước một bước”.
Thời gian qua, huyện Ia H’Drai tập trung triển khai nhiều giải pháp phù hợp để tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương.
Dự án Chỉnh trang đô thị, cải tạo vỉa hè, hệ thống thoát nước, cây xanh và hệ thống điện đường Bà Triệu (đoạn Hoàng Thị Loan - Nguyễn Viết Xuân), đường Trần Phú (đoạn Trường Chinh - Nguyễn Huệ) được UBND thành phố Kon Tum triển khai đầu tư xây dựng nhằm tạo vẻ đẹp cho thành phố. Tuy nhiên, việc nhà thầu thi công ì ạch khiến dự án bị chậm tiến độ, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt cũng như buôn bán của người dân.
Để ngăn chặn tình trạng khai thác cát, đá, sỏi trái phép, thời gian qua, tỉnh Kon Tum đã tổ chức đấu giá, cấp phép khai thác hàng chục điểm mỏ trên các sông, suối trên địa bàn tỉnh. Giấy phép khai thác (GPKT) khoáng sản do UBND tỉnh cấp, giao Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và chính quyền các địa phương thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra việc khai thác, tình hình sử dụng đất theo quy định của Luật Khoáng sản và Luật Đất đai hiện hành.
Sáng 28/8, tại Chợ mới (thị trấn Sa Thầy), UBND huyện Sa Thầy tổ chức Chương trình gặp gỡ, giao lưu cà phê doanh nghiệp và hợp tác xã đứng chân trên địa bàn huyện Sa Thầy.
Trên những diện tích đất trồng mì đã bạc màu, cây công nghiệp kém hiệu quả, người dân xã Đăk Ui (huyện Đăk Hà) đang mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây mắc ca. Đây là hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp nhằm đa dạng hóa cây trồng, mở hướng thoát nghèo và làm giàu cho người dân.
Những năm qua, hệ thống đường giao thông được tập trung đầu tư, nâng cấp, bảo đảm sự kết nối giữa các vùng trong tỉnh và giữa các tỉnh trong khu vực, tạo nên mạng lưới giao thông từng bước đồng bộ và hoàn chỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh của địa phương và cải thiện nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc trong tỉnh.
Hiện nay, một số tuyến đường tại Khu du lịch quốc gia Măng Đen trên địa bàn thị trấn Măng Đen và xã Măng Cành (huyện Kon Plông) xuống cấp, ảnh hưởng đến việc đi lại, nguy cơ mất an toàn giao thông và đặc biệt, giảm sức hấp dẫn với du khách đến Khu du lịch quốc gia Măng Đen.
Sáng 23/8, đồng chí Nguyễn Đức Tuy - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố kiểm tra thực địa công tác trồng rừng một số địa phương trên địa bàn.
Tham gia Chương trình OCOP, các chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh ở các địa phương đã chủ động xây dựng nguồn nguyên liệu, đầu tư máy móc, chú trọng nâng cao chất lượng và đẩy mạnh quảng bá, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của mình.
Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển các loại cây dược liệu, thời gian qua, huyện Kon Plông quan tâm chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp và các địa phương trên địa bàn triển khai công tác khảo sát, quy hoạch, khoanh vùng, nghiên cứu, đầu tư cơ sở gieo ươm cây giống, thu hút đầu tư, có chính sách hỗ trợ cho tổ chức và người dân phát triển cây dược liệu, trong đó có các loại cây dược liệu trồng dưới tán rừng.
Trở lại xã Ia Dom (huyện Ia H’Drai) sau 3 năm, tôi nhận thấy bộ mặt của xã vùng biên này có rất nhiều đổi khác. Từ một địa bàn chủ yếu trồng cao su, điều, mì, đến nay, ở xã đã xuất hiện thêm nhiều diện tích trồng cây ăn quả. Đây có thể nói là một nét đột phá của địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế cao.
Xác định nông nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở của huyện Đăk Tô đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ các giải pháp để triển khai xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giảm nghèo bền vững. Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đã thực sự đi vào cuộc sống, được các cấp, các ngành và nhân dân nhiệt tình ủng hộ, tích cực tham gia, tạo khí thế thi đua sôi nổi, góp phần làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.
Hiện nay, kinh tế ban đêm (KTBĐ) được xác định là xu thế phát triển. Tuy nhiên, đối với tỉnh Kon Tum thì đây là khái niệm khá mới mẻ. Vì vậy, việc nghiên cứu và xây dựng Đề án “Phát triển KTBĐ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” là cần thiết để có những định hướng, chính sách phát triển phù hợp, góp phần khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
Năm 2022, huyện Đăk Glei được giao chỉ tiêu trồng mới 615ha rừng, đây là một trong những địa phương được tỉnh giao chỉ tiêu trồng rừng cao. Do đó, ngay từ đầu năm, UBND huyện chỉ đạo ngành chức năng phối hợp với các địa phương trên địa bàn triển khai quyết liệt, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.