Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum, từ ngày 27/9 - 28/9/2022, cơn bão số 4 (Noru) đổ bộ vào khu vực miền Trung với sức gió vùng gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 14. Do ảnh hưởng của bão, trên địa bàn huyện Sa Thầy có khả năng mưa nhiều nơi, có nơi mưa vừa, mưa to và dông kèm gió mạnh, trên các sông khả năng xuất hiện mưa lớn có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng.
Không phải là mới lạ, bất ngờ, nhưng lần đầu tiên những câu chuyện liên quan đến sâm Ngọc Linh được kể lại một cách bài bản nhất bởi các nhà khoa học, từ người có công phát hiện ra sâm Ngọc Linh, đến những người gần như dành nửa đời nghiên cứu về sâm Ngọc Linh, lại hấp dẫn người nghe vô cùng.
Để chủ động ứng phó với bão số 4, chiều 26/9, Sở Công thương có văn bản gửi các đơn vị quản lý công trình lưới điện, công trình thủy điện kịp thời triển khai các giải pháp phòng, chống nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cơn bão gây ra.
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về chủ động ứng phó với cơn bão số 4, UBND huyện Kon Plông ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương triển khai phương án “4 tại chỗ”; chủ động nguồn lực, vật lực, phương tiện để ứng phó với bão số 4, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão và hoàn lưu bão gây ra.
Ngày 26/9, các cơ quan, đơn vị liên quan và chính quyền các xã trên địa bàn huyện Ia H’Drai đồng loạt kiểm tra, rà soát các khu vực xung yếu nhằm chủ động ứng phó bão số 4, giảm thiểu thiệt hại.
Theo dự báo, cơn bão số 4 có nguy cơ gây mưa lớn và nguy cơ cao về lũ quét và sạt lở đất. Trong đó, địa bàn Tu Mơ Rông là một trong những địa bàn trọng điểm có nguy cơ cao về sạt lở đất, lũ quét. Vì thế, để chủ động ứng phó và triển khai công tác phục hậu quả, huyện Tu Mơ Rông đã chủ động chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão mạnh này.
Sáng 26/9, Sở Giao thông Vận tải có văn bản gửi các đơn vị quản lý đường, các huyện thành phố, các đơn vị chức năng đề nghị tập trung ứng phó với bão số 4 nhằm đảm bảo an toàn và giao thông thông suốt trên các tuyến giao thông.
Được Nhà nước và các đơn vị chủ rừng giao, khoán bảo vệ rừng, các cộng đồng dân cư sống gần rừng đã tích cực, trách nhiệm thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Qua đó thu hút ngày càng nhiều hộ dân tham gia giữ rừng, góp phần thực hiện hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa phương.
Chúng tôi muốn kể lại câu chuyện ở đại ngàn kỳ bí về một loài cây gầy nhỏ, mong manh nhưng mang sức sống mãnh liệt, tích lũy tinh hoa của trời đất, núi rừng- sâm Ngọc Linh. Tuy nhiên, thay vì từ những người trồng sâm như trước, câu chuyện lần này dưới góc nhìn của các nhà khoa học.
Nhằm tăng tỷ lệ độ che phủ rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, các cấp, các ngành và người dân trên địa bàn huyện Ia H’Drai đang tích cực trồng cây trả lại màu xanh cho đất.
Từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, năm 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với UBND xã Đăk Ring (huyện Kon Plông) triển khai mô hình khuyến nông hỗ trợ người dân trên địa bàn xã nuôi cá niên thương phẩm để cung cấp cho thị trường, với sự tham gia của 6 hộ dân ở thôn Văk Y Nhông; tổng diện tích ao nuôi là 600m2.
Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 25/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI “về phát triển nông nghiệp hàng hóa đi vào chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực.
Từ năm 2002 đến nay, khu vực thương mại, dịch vụ tỉnh ta có những bước chuyển biến và tăng trưởng tương đối nhanh so với các khu vực kinh tế khác của tỉnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2021 đạt 25.065 tỷ đồng, tăng khoảng 37 lần so với năm 2002, tốc độ tăng trưởng bình quân 20 năm qua đạt khoảng 20%/năm. Tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh tăng từ 36,3% (năm 2002) lên 42,62% (năm 2021).
Thực hiện Nghị quyết 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum (Agribank Kon Tum) đang đẩy mạnh các giải pháp để thực hiện hiệu quả, khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư “tam nông” trên địa bàn.
Thời gian gần đây, các trận động đất liên tục xảy ra trên địa bàn huyện Kon Plông và có chiều hướng tăng dần cả về tần suất và cường độ. Do đó, để chủ động theo dõi, ứng phó với động đất, các cấp chính quyền huyện Kon Plông cùng với các đơn vị thủy điện đã chủ động triển khai các phương án bảo vệ an toàn cho nhân dân và các công trình hồ đập.
Sáng 20/9, tại huyện Kon Rẫy, Liên hiệp các Hội khoa học- Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên- Môi trường và UBND huyện Kon Rẫy tổ chức Hội thảo khoa học về dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp để xây dựng “cánh đồng lớn” trên địa bàn tỉnh.
Là một phóng viên được giao bám ngành, cơ sở về các vấn đề an sinh xã hội, giảm nghèo, tôi có dịp nghe và chứng kiến nhiều mảnh đời khó khăn với những câu chuyện về sự đổi thay, vượt qua nghịch cảnh cuộc sống. Sau mỗi câu chuyện thành công ấy là nhờ vai trò to lớn của Đảng và Nhà nước, mà trong đó nguồn vốn tín dụng chính sách là một công cụ đắc lực, trở thành “điểm tựa” vững chắc cho các hộ nghèo vươn lên.
Thời gian qua, với tinh thần chủ động và phối hợp chặt chẽ, các đơn vị, địa phương có diện tích rừng giáp ranh với tỉnh Gia Lai đã tích cực, trách nhiệm trong thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Nhờ đó, kịp thời phát hiện, xử lý các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp và làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ rừng cho người dân, cộng đồng sinh sống ở khu vực giáp ranh.
Nhiều ý kiến đồng tình rằng, bề dày bản sắc văn hóa các dân tộc và lợi thế về cảnh quan thiên nhiên là tiềm năng, thế mạnh để tỉnh ta phát triển nền kinh tế ban đêm có đặc trưng riêng. Tuy nhiên, để tiềm năng không chỉ là… tiềm năng, có rất nhiều việc phải làm.
Chiều 18/9, Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum phối hợp UBND huyện Tu Mơ Rông tặng cây giống sâm Ngọc Linh cho các hộ người DTTS nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.