Thời gian qua, với sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh có bước phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp, doanh nhân đã thể hiện vai trò tiên phong, là lực lượng xung kích trên mặt trận kinh tế, có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Chiều 9/10, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh tổ chức “Tọa đàm Doanh nhân trẻ Kon Tum- Một chặng đường” nhân Kỷ niệm 18 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004-13/10/2022).
Tích tụ ruộng đất để xây dựng “cánh đồng lớn”, phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn là hướng đi tất yếu trong sản xuất nông nghiệp. Xác định rõ tầm quan trọng của vấn đề này, những năm qua, huyện Đăk Hà tích cực triển khai kế hoạch, đảm bảo đồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp để xây dựng “cánh đồng lớn” gắn với xây dựng nông thôn mới phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Xác định trồng rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, thời gian qua, UBND huyện Ngọc Hồi quan tâm chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện và UBND các xã, thị trấn vận dụng, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để thực hiện công tác trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc rừng, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống xã hội.
Sau gần 2 năm thành lập, với 110 hội viên tham gia sinh hoạt tại 10 chi hội và 11 câu lạc bộ, đến nay, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh từng bước khẳng định được vai trò, bản lĩnh trong xây dựng cộng đồng doanh nhân trẻ, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Trong 2 ngày (6-7/10), Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum tổ chức Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ cao su năm 2022. Tham gia Hội thi có 69 thí sinh đại diện cho hơn 5.000 thợ cạo của 11 nông trường cao su trực thuộc Công ty.
Nhờ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), những năm qua, hàng nghìn lượt hộ dân trên địa bàn huyện Đăk Glei có thêm nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế.
4 năm qua, việc triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã 1 sản phẩm” (OCOP) đã góp phần thổi “làn gió mới” vào phát kinh tế nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống người dân sống ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh. Những kết quả đạt được bước đầu đã tạo tiền đề cơ bản để tỉnh ta tiếp tục đẩy mạnh Chương trình này theo hướng gắn phát triển sản phẩm OCOP với khai thác du lịch nông thôn.
Dù gặp nhiều áp lực, thách thức, nhưng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân, sự ổn định về chính trị - xã hội, kinh tế tỉnh ta có sự tăng trưởng khá, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, tạo động lực cho 3 tháng “nước rút” về đích.
Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế là để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình phát triển, hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng trong tình hình mới.
Sáng 4/10, Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh tổ chức Hội nghị Tập huấn triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.
Sáng 4/10, Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh tổ chức Hội nghị công bố và trao Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh đợt 1 năm 2022.
Chỉ còn 3 tháng nữa là kết thúc năm 2022, việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công các dự án, công trình trọng điểm có ý nghĩa quan trọng góp phần phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội.
Thời gian qua, trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông đã có nhiều hợp tác xã nông nghiệp chuyên sản xuất, chế biến các loại cây dược liệu, rau, củ, quả… được thành lập. Bước đầu các hợp tác xã này đã gặt hái được những thành công nhất định.
Để chuẩn bị tốt cho đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh lần 2 năm 2022, hiện nay, Phòng Kinh tế thành phố Kon Tum đang tích cực phối hợp với các đơn vị, chính quyền địa phương hỗ trợ các chủ thể hoàn thành hồ sơ thủ tục tham gia chương trình và phát triển, tiêu thụ các sản phẩm.
Ông Nguyễn Ngọc Sâm- Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, địa phương đã bảo tồn thành công sâm Ngọc Linh, và đang hướng tới một mục tiêu mới, đó là xây dựng ngành kinh tế sâm phát triển. Bên cạnh nỗ lực của chính quyền, doanh nghiệp, rất cần sự đồng hành của các nhà khoa học.
Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, tính đến chiều 29/9, thiệt hại do bão số 4 gây ra đối với các công trình hạ tầng, nhà ở của người dân, sản xuất nông nghiệp ước tính khoảng 24,22 tỷ đồng.
Với sự nỗ lực, khẩn trương khắc phục cầu cống bị sập, sụt lún mố cầu trên Tỉnh lộ 672 và 678, đến đầu giờ chiều 29/9, đường vào 3 xã Đăk Sao, Đăk Na, Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) đã được thông tuyến.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.