Môi trường là tiêu chí thứ 17 trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái ở khu vực nông thôn, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống. Với ý nghĩa đó, các địa phương trong tỉnh đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện tiêu chí này; tuy nhiên “đường đi còn lắm gian nan”...
Mặc dù còn khoảng 2 tháng nữa mới chính thức bước vào năm học mới 2018 - 2019, thế nhưng, thị trường hàng hoá phục vụ năm học mới đã khởi động. Các bậc phụ huynh bắt đầu rục rịch mua sắm các loại sách giáo khoa, đồ dùng học tập, đồng phục, cặp sách để chuẩn bị cho con em mình vào năm học mới.
Qua hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương 7 (khóa X) “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” (còn gọi là “tam nông”), sản xuất nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên địa bàn huyện Đăk Hà có những chuyển biến tích cực. Nông nghiệp được tái cơ cấu theo hướng hiện đại; công nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển mạnh hơn và ngày càng đi vào chiều sâu...
Những loại cây dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, hồng đẳng sâm(sâm dây), đương quy, sơn tra, ngũ vị tử… tại huyện Tu Mơ Rông luôn là sự lựa chọn đầu tiên của các nhà thuốc đông y bởi hàm lượng dinh dưỡng cao. Nhằm khai thác triệt để tiềm năng,thế mạnh của địa phương, huyện Tu Mơ Rông đã triển khai nhiều đề án bảo tồn, phát triển các loài cây dược liệu; trong đó lực lượng nòng cốt, tiên phong thực hiện các đề án này là thanh niên trên địa bàn.
Trong thời gian qua, bên cạnh việc phân công lực lượng thường trực 24/24 giờ tại các chốt tuần tra, kiểm soát, tại các địa bàn trọng điểm, xung yếu, Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Chư Mom Ray còn phối hợp chặt chẽ với các hộ gia đình, tổ nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn kịp thời các vụ khai thác lâm sản, chặt phá rừng trái phép.
Có thể nói, sau nhiều năm thị trường bất động sản có diễn biến khó lường với “không ít thăng trầm”, những phiên đấu giá trong 6 tháng đầu năm 2018 cho thấy thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu có những khởi sắc. Điều đó được thể hiện qua 2 phiên đấu giá thuộc vùng quy hoạch khu đô thị Nam Đăk Bla trong thời gian gần đây với sự tham gia của đông đảo khách hàng và có tỷ lệ vượt giá so với mức giá khởi điểm.
Nhằm bảo đảm cung ứng hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, Sở Công thương đã triển khai kế hoạch dự trữ, phương án cung ứng các mặt hàng thiết yếu khi xảy ra thiên tai. Mục tiêu mà ngành Công thương đề ra là không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu hụt nguồn hàng, hạn chế tình trạng “găm hàng” để tăng giá đột biến, đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiêu dùng của người dân...
Mặc cho trời mưa, nhưng cán bộ, công chức kiểm lâm tỉnh và Ban Quản lý rừng đặc dụng Đăk Uy vẫn say sưa trồng rừng. Trồng cây dưới trời mưa tuy vất vả, nhưng bù lại tỷ lệ cây sống sẽ cao hơn ngày thường. Việc trồng cây và tăng cường bảo vệ rừng sẽ góp phần làm giàu lại tài nguyên rừng và sự đa dạng sinh học.
Những năm gần đây, người dân trên địa bàn thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy) tích cực “khai hoang, phục hóa” đất đai để trồng lúa nước. Việc này không chỉ giúp địa phương tận dụng quỹ đất trống để phát triển thế mạnh nông nghiệp mà còn giúp nhiều hộ gia đình có thêm thu nhập, góp phần bảo đảm an ninh lương thực cho địa phương...
Tận dụng lợi thế về khí hậu, địa lý, ngoài các cây công nghiệp như cà phê, bời lời, huyện Đăk Glei đang định hướng, vận động nhân dân phát triển cây sâm Ngọc Linh và sâm dây. Đây là 2 loại cây chủ lực góp phần thúc đẩy phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình trên địa bàn trong thời gian tới…
Theo kế hoạch đề ra, xã Sa Nghĩa (huyện Sa Thầy) phấn đấu đến năm 2020 sẽ hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Để việc xây dựng nông thôn mới về đích đúng hẹn, Đảng bộ, chính quyền xã Sa Nghĩa đang tập trung chỉ đạo cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân vào cuộc, nỗ lực triển khai thực hiện những tiêu chí chưa đạt.
Trong những năm qua, Huyện ủy, UBND huyện Ngọc Hồi tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp hữu hiệu nhằm khơi dậy sức dân và huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng nông thôn mới. Nhờ có hướng đi phù hợp, việc xây dựng nông thôn mới ở huyện có những chuyển biến tích cực, làm thay đổi diện mạo nông thôn, góp phần phát triển sống kinh tế- xã hội và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Tính đến ngày 25/5, giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 2.380,204 tỷ đồng, bằng 19,78% kế hoạch vốn địa phương giao; trong đó, chưa tính kế hoạch vốn năm 2017 kéo dài thời gian giải ngân sang năm 2018. Theo các ngành chức năng, việc giải ngân vốn đầu tư công cần có sự phối hợp chỉ đạo “tăng tốc mạnh mẽ” mới đáp ứng được yêu cầu.
Chợ Kon Plông là chợ đầu tiên trên địa bàn tỉnh thí điểm chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác theo hình thức xã hội hoá. Mặc dù đây là cách làm mới, chợ cũng chỉ mới được đưa vào khai thác, sử dụng, nhưng bước đầu đã cho thấy hiệu quả của hướng đi này...
Dù chưa có số liệu thống kê, nhưng chắc chắn rằng đã có rất nhiều bài báo viết về xã biên giới Mô Rai anh hùng, về chuyện những người lính trồng cao su trên vùng đất khó Mô Rai. Dù vậy, Mô Rai vẫn giữ nguyên được sức hút với bất cứ ai, bởi mỗi lần đến là lại thấy một Mô Rai khác, nghe về một Mô Rai mới...
Mưa lớn khiến cho việc trồng rau xanh của nông dân trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, vì thế nguồn cung rau giảm sút rõ rệt. Chính điều này đã khiến cho giá rau xanh tại các chợ đồng loạt “đội giá”.
Chiều 12/6, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tổ chức Lễ trao quyết định chủ trương đầu tư và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án Chợ biên giới – Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y cho Công ty TNHH Vương Bảo Ngọc và Dự án kho chứa hàng của Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư nông lâm nghiệp Đông Dương.
Để khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế, trong những năm gần đây, người dân xã Tân Lập (huyện Kon Rẫy) đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và từng bước nâng cao đời sống.
Trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo, từ lâu vấn đề đặt ra được các cấp, các ngành ở nhiều địa phương quan tâm là cho người nghèo “cần câu” hay cho “con cá”. Dự án hỗ trợ người nghèo ở thị trấn Đăk Rve (huyện Kon Rẫy) cho thấy, việc cho người nghèo “cần câu” mới thực sự giúp người nghèo một cách căn cơ hơn là cho “con cá”.
Chủ trương cho phép các địa phương tận dụng nguồn tài nguyên cát, sỏi để khai thác phục vụ các công trình xây dựng nông thôn là đúng đắn, tuy nhiên, thực tế cho thấy cần tăng cường việc "hậu kiểm" nhằm ngăn chặn việc lợi dụng chủ trương này để làm ăn phi pháp...
Những ngày cuối năm, trong cái se lạnh của tiết trời Tây Nguyên, tôi tìm về đập Đăk Ui (huyện Đăk Hà)- nơi mang trong mình dấu ấn lịch sử hào hùng. Dòng nước mát lành của đập và sự lao động sáng tạo của bao thế hệ đã biến vùng đất chịu nhiều tàn phá của chiến tranh, thành nơi trù phú và là niềm tự hào không chỉ của huyện Đăk Hà mà còn của tỉnh Kon Tum.