Không chỉ là khoảng thời gian sum vầy, vui chơi, với bà con ở các làng ĐBDTTS, Tết Độc lập còn là dịp cùng nhau ôn lại truyền thống dựng nước – giữ nước của dân tộc và báo công với Bác Hồ những nỗ lực phấn đấu cho cuộc sống ổn định, sung túc hơn.
Dù là nhà rông của làng Plei Đôn nhưng ông A Wer làm tỉ mỉ, tẩn mẩn như chính nhà rông của làng mình. Ròng rã 2 tháng, ngày nào cũng vậy, tờ mờ sáng ông A Wer đã có mặt, bắt tay vào vừa làm vừa hướng dẫn làm với tất cả đam mê và trách nhiệm..
Theo kết quả điều tra tổng số Di sản văn hóa phi vật thể, trên địa bàn tỉnh hiện có trên 200 di sản văn hóa phi vật thể đang còn duy trì trong các thôn, làng.
Là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Lại Xuân Lâm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị sơ kết công tác VHTT&DL 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Hội nghị do Sở VHTT&DL tổ chức vào ngày 17/7.
Là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Đức Tuy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi gặp mặt các đại biểu công tác và hoạt động trong ngành Du lịch tỉnh nhân kỷ niệm 55 năm ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam (9/7/1960-9/7/2015) và 24 năm phát triển du lịch tỉnh Kon Tum (1991-2015) do Sở VH-TT&DL tổ chức sáng 9/7.
Ở xã Ngọc Réo (huyện Đăk Hà) người Xê Đăng, nhánh Sơ đră có một bộ chiêng Buar "độc nhất vô nhị", họ xem đó là bảo vật thiêng. Bộ chiêng này cứ vài năm mới mang ra đánh một lần, có khi 4-5 năm, bà con nơi đây mới đưa chiêng này ra đánh tại lễ hội lớn nhất của dân tộc mình.
Sau một mùa rẫy, khi tiết trời chuyển sang hanh khô; lúa, bắp đã về kho, việc nhà nông xong xuôi, đó là khoảng thời gian mà đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh lại tưng bừng tổ chức các lễ hội của làng, của dòng họ. Tất cả những lễ hội quan trọng như: Bỏ mả, cúng mừng lúa mới, đâm trâu, sửa máng nước, cưới hỏi... đều diễn ra trong thời gian này.
Đám cưới của người Ba Na không phải nấu nướng cầu kỳ, chỉ có cháo đặc và rượu, thịt nhưng bà con gần xa đến chung vui rất đông. Khi đến dự cưới và chúc phúc cho cô dâu, chú rể, mọi người thường mang theo những món quà tặng cho cô dâu, chú rể rất ấn tượng…
Kết nghĩa làm cha (mẹ) con, hay anh (chị) em giữa những người có cùng tên, hoặc kết nghĩa chỉ để trả ơn một ai đó đã giúp đỡ mình trong lúc hoạn nạn, kết nghĩa vì đơn giản thấy quý mến nhau... là một trong những phong tục độc đáo của người Ba Na. Việc kết nghĩa không chỉ làm cho con người gần gũi, gắn bó nhau hơn, mà còn góp phần xây dựng mối đoàn kết, cố kết cộng đồng để tăng thêm sức mạnh…
Trong không gian truyền thống, cùng với các đoàn nghệ nhân, bà con và du khách từ khắp nơi cũng hòa mình vào “cuộc hội ngộ âm nhạc dân gian” của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Tối 2/4, tại Nhà rông văn hóa Kon Klor (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum) đã diễn ra Đêm hội cồng chiêng “Kon Tum- Hội nhập và Phát triển” với sự tham dự của 225 nghệ nhân đến từ các huyện, thành phố.
Trong 2 ngày 18-19/3, tại Trung tâm Văn hóa-Thể thao Thanh thiếu nhi tỉnh, Tỉnh đoàn tổ chức Ngày hội văn hóa-thể thao tuổi trẻ các dân tộc tỉnh Kon Tum năm 2015. Đây là hoạt động chào mừng đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội XV Đảng bộ tỉnh, kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2015), kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc (30/4/1975-30/4/2015).
Chiến thắng ngày 16/3 là một sự kiện trọng đại trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Kon Tum. Chiến thắng này đã kết thúc một chặng đường đấu tranh đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi anh dũng, hào hùng; góp phần quan trọng vào hành trình thần tốc của cuộc Tổng tiến công mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước...
Tối 5/3 (tức Rằm tháng Giêng Ất Mùi), Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh tổ chức Đêm Thơ Nguyên tiêu 2015. Đây là hoạt động thường niên của Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh mừng Đảng, mừng Xuân mới; chào mừng các ngày lễ lớn trong năm, đặc biệt là kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975-16/3/2015)...
Cả hai anh Hoàng Đình Chiểu và Nguyễn Sỹ Dũng đã mang đến cho người xem những góc nhìn khác nhau về quê hương Kon Tum. Các bức ảnh như một lời mời gọi, là thông điệp gởi đến bạn bè trong nước, thế giới về đất và người Kon Tum lung linh, huyền thoại, hồn hậu, mến khách…
Ngày 24/2 (mùng 6 Tết Nguyên đán Ất Mùi), Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức Giải đua thuyền độc mộc truyền thống trên sông Đăk Bla mừng Đảng, mừng xuân Ất Mùi 2015. Tới dự có đồng chí Lê Thị Kim Đơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Sáng 11/2, tại Thư viện tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch và Sở Thông tin-Truyền thông tổ chức Lễ khai mạc Hội Báo Xuân Ất Mùi 2015.