Hẹn mãi, cuối cùng tôi cũng được chị Nguyễn Thị Thu - một phụ nữ được nhiều người biết đến vì tấm lòng thiện nguyện- thu xếp thời gian gặp tại quán cà phê Vườn Thu. Cuộc trò chuyện khá vui vẻ và cởi mở, và dĩ nhiên, cũng chỉ xoay quanh những việc làm tình nghĩa của cô chủ quán…
Trước vô vàn khó khăn trong cuộc sống, có lúc tưởng như bế tắc, kiệt sức thế nhưng với đức hi sinh cao cả, những người phụ nữ như bà Y Thoa, Đào Thị Lam đã vượt qua tất cả, tảo tần sớm hôm nuôi các con ăn học thành tài.
Cả 2 cô giáo đều mang trong mình những căn bệnh hiểm nghèo, nhưng họ vẫn lạc quan, như những cánh chim không mỏi, vượt qua hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật, hàng ngày đến với đàn em thân yêu…
Nguồn thu nhập của giáo viên không thể “cứu giúp” những con vật hoang dã, anh đã tranh thủ nguồn ủng hộ từ người thân, các cựu sinh viên đã từng theo học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum đang công tác trên địa bàn; viết thư gửi đến các tổ chức, cá nhân kêu gọi sự giúp đỡ trong công tác bảo tồn động vật hoang dã...
“Năng nhặt, chặt bị”, cuộc sống kinh tế của gia đình anh Phượng ngày càng khấm khá. Đến nay, gia đình anh Phượng có 12ha cây cao su đã cho thu hoạch, gần 2ha cây cà phê, hơn 1,2ha ao nuôi cá, 0,5ha lúa nước, 2,1ha cây bời lời, trên 12ha mỳ…
Gương mẫu, nói đi đôi với làm, gắn bó chặt chẽ với dân, chị HLư – Bí thư chi bộ thôn Kon Tum Kơ Nâm, phường Thống Nhất (TP.Kon Tum) luôn được bà con dân làng tin yêu.
“Bây giờ, ở làng này chỉ có mình là còn ghè Yang thôi. Ghè này thể hiện nét tinh túy và truyền thống của dân tộc, mình sẽ cố gắng giữ gìn và không bao giờ bán với bất cứ giá nào” – bà Y Ngir khẳng định.
Những hôm lạnh giá, chứng kiến cảnh các em đến lớp với tấm áo mong manh và chân không có dép để đi, thầy giáo Phùng Hoài Sơn băn khoăn và suy nghĩ mình phải làm gì để giúp đỡ các em nhỏ có cái áo ấm mặc đi học...
Hơn 22 năm làm báo ở Kon Tum, tôi đã đặt chân đến hầu hết các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh này. Có xã đến vài ba lần, có xã vài chục lần.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.