Dáng người ưa nhìn, giọng nói nhẹ nhàng, nụ cười ấm áp, ánh mắt cương nghị - đó là cảm nhận đầu tiên của tôi khi gặp cô giáo Y Bê - giáo viên bộ môn Ngữ văn của Trường THPT Phan Bội Châu, thành phố Kon Tum.
Dưới chân núi Ngọc Linh hùng vĩ, ông A Hình 53 tuổi, người Xê Đăng ở xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông đã biết vươn lên làm giàu từ những sản vật mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Nhiều năm qua, ông tập trung đầu tư trồng sâm Ngọc Linh. Với 0,2ha sâm hiện có, trừ chi phí, gia đình ông có lãi hơn 300 triệu đồng/năm.
Không chạy đua theo doanh thu, điểm số, lấy khách… 2 lái xe taxi Mai Linh - Lương Thanh Dũng và Nguyễn Tất Tài - đã dành thời gian hàng tiếng đồng hồ để động viên, khuyên nhủ 2 cô gái trẻ trong phút giây quẫn trí định nhảy cầu Đăk Bla tự tử...
Chiều muộn nhưng lớp dạy cồng chiêng của các nghệ nhân ở làng Khúc Na (xã Sa Bình, huyện Sa Thầy) vẫn đông vui, sôi nổi. Từng nhóm thiếu niên và trai trẻ chăm chú gõ nhịp chiêng theo sự hướng dẫn của các nghệ nhân.
Không khó để tìm đến nhà ông Nguyễn Đăng Chính (thôn Măng Tôn, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi) bởi bên cạnh sự "nổi tiếng" của chủ nhân thì căn nhà đó nằm sát quốc lộ 40, gần chợ Bờ Y.
Mười năm liền Ngọc Linh là học sinh giỏi toàn diện với mức điểm tổng kết từ 9,5 điểm trở lên. Hiện Ngọc Linh là một trong những học sinh xuất sắc nhất của lớp 11 chuyên Hóa, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành Kon Tum
Với quyết tâm vượt lên số phận, cô bé xương thuỷ tinh Võ Thị Thanh Thảo không những kiên trì theo đuổi niềm đam mê của bản thân, mà còn giúp nhiều em có hoàn cảnh khó khăn đến với nghệ thuật “đưa gạo vào tranh”.
Tận tâm trong công việc, thương yêu hội viên, chị Y Ró – Chủ tịch Hội LHPN xã Măng Cành (huyện Kon Plông) đã giúp nhiều chị em phụ nữ vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, xây dựng Hội LHPN xã ngày càng vững mạnh.
Ông Nguyễn Hạnh (49 tuổi) ở xã Ngọc Wang, huyện Đăk Hà là một trong những người đầu tiên đưa giống cam sành ở miền Tây Nam bộ lên miền cực bắc Tây Nguyên Kon Tum trồng, đã và đang mang lại thành công, mỗi năm cho thu hàng trăm triệu đồng…
Tại Hội nghị tổng kết ngành GD&ĐT huyện Đăk Hà vừa qua, cô Vũ Thị Oanh (Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân, xã Hà Mòn) vinh dự nhận Bằng khen do Bộ GD&ĐT trao tặng vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua dạy tốt học tốt năm học 2015 - 2016.
Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Kon Tum xuất hiện một số tủ bánh mì từ thiện được đặt ngay bên lề đường để phục vụ những người khó khăn khi nhỡ bữa. Chiếc bánh mì tuy không lớn về giá trị vật chất, nhưng với người nghèo đó là một sự sẻ chia rất đáng trân trọng, là món quà đầy tình người.
Không phải anh hùng, cũng chẳng phải nhân vật nổi tiếng, chỉ với những việc làm vì dân, sống gần gũi, chân tình với dân… nên anh đã được dân thương yêu coi như người con, ân nhân của làng.
Sinh năm 1974, trong một gia đình nghèo đông anh em, học hết lớp 9, anh A Hương làng Kram, xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy) phải nghỉ học ở nhà giúp cha mẹ. Sống trong cảnh thiếu thốn, đói ăn, thiếu mặc triền miên, nên khát khao thoát khỏi đói nghèo luôn là nỗi trăn trở trong tâm trí người thanh niên Hà Lăng này.
Khắc ghi và thực hiện tốt lời cặn dặn của Bác Hồ đối với người cán bộ, đảng viên:“Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, trong 42 năm qua, từ khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng, ông Phan Khắc Long luôn ý thức tinh thần trách nhiệm gương mẫu, đi đầu…
Nghe chuyện “khiêng cái nhà xuống núi” mới đầu ai cũng giật mình, bởi người Hà Lăng bao đời nay chưa ai dám trái lời ông bà, trái với Yàng. “Đỉnh núi là của trời, dưới núi là của ma”, “người chỉ ở lưng chừng núi, làm sao xuống ở với con ma?”
Nỗ lực vượt khó với tinh thần “Còn sức còn làm việc”, bệnh binh Đặng Quốc Cảnh đã trở thành nông dân sản xuất giỏi, cá nhân điển hình tiên tiến ở địa phương. Ông vinh dự được chọn tham dự Hội nghị Biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2016.
Từ lực học yếu, dưới sự tận tâm chỉ dạy của chị Y Tiên, các em học sinh nghèo, mồ côi ở làng Đăk Rao Lớn, thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô) đã vươn lên trở thành những học sinh giỏi. Với các em, chị Y Tiên vừa là một người bạn, một người chị và cũng chính là “người mẹ thứ 2” của mình.
Những ngày qua, chỉ cần gõ google "trình duyệt KT Browser", mọi người sẽ thấy hàng chục ngàn kết quả liên quan. Điều thú vị, người viết trình duyệt này là một cậu bé chỉ mới 15 tuổi đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Kon Tum…
Khác nhau về hoàn cảnh, song gia đình ông Dương Minh ở khối phố 2, thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô) và cô Thái Thị Ngoan ở tổ dân phố 10, thị trấn Đăk Hà (huyện Đăk Hà) đều chung một đặc điểm: là gia đình tiêu biểu, mẫu mực, tích cực trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa và nếp sống văn hóa tại địa phương.
Dù đời sống kinh tế vẫn còn đó những vất vả, khó khăn, nhưng bà con người Thái tại huyện Ia H’Drai vẫn luôn biết cách gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Từ việc dệt thổ cẩm, cho đến những giai điệu cồng chiêng, điệu xòe, điệu sạp đầy lôi cuốn, tất cả tạo nên một không gian văn hóa mang đậm sắc Thái tại miền biên viễn của Tổ quốc.