Từ lâu đã vào tuổi “xưa nay hiếm”, trái gió trở trời, những cơn mỏi trận đau hành hạ bất cứ lúc nào; nhưng nhiều năm qua, nơi nào cần làm cây nêu, nhà sàn, nhà rông..., già A Phor chẳng khi nào vắng mặt. Đặc biệt, với già, làm ra những cây nêu “vươn tới trời cao” mang ý nghĩa tâm linh thiêng liêng là đã thỏa niềm say mê, gửi gắm thành tâm ý nguyện.
Chiều muộn, tại phòng khám nhỏ của bác sĩ Nguyễn Quốc Tiến (thôn Lâm Tùng, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum), nhiều bệnh nhân nghèo vẫn còn ở đây để điều trị đợt thuốc cuối cùng. Hàng ngày, từ 6 giờ sáng đến 19 giờ tối, bác sĩ Tiến vẫn miệt mài làm công việc này miễn phí đối với các bệnh nhân nghèo ngay tại phòng khám của gia đình mình. Không những thế, bác sĩ Tiến còn tổ chức phát quà, quần áo từ thiện cho người dân trên địa bàn xã Ia Chim và các vùng lân cận…
Hiến máu nhân đạo là một nghĩa cử cao đẹp. Tham gia hiến máu cứu người nhiều lần với động cơ giúp người khó khăn, hoạn nạn không may gặp rủi ro, đau ốm là việc làm nhân nghĩa ở đời - anh Trần Quốc Vy, chuyên viên Ban Tuyên giáo Huyện ủy Kon Rẫy đã tâm sự như vậy.
Sinh ra và lớn lên ở thôn Vi Xây, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, A Măng đã chọn gắn bó với mảnh đất quê hương để xây dựng cuộc sống. Cần cù,chịu khó lao động sản xuất, lại chủ động, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên chàng trai trẻ người Xơ Đăng không chỉ thoát nghèo mà còn từng bước phấn đấu làm giàu ở vùng sâu, đặc biệt khó khăn.
Một người tổng phụ trách Đội không chỉ cần chuyên môn, năng lực mà còn cần có tình yêu thương, gắn bó với học sinh – đó là tâm niệm của anh Trần Kim Hải - Tổng phụ trách Đội Trường PTDTBT THCS Đăk Psi (huyện Đăk Hà) sau 13 năm gắn bó với phong trào Đội.
Bao nhiêu năm “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, ông A Đưng - thôn phó thôn Kon Hra Chót, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum tâm niệm, mong muốn việc làm của mình sẽ giúp bà con dân làng có kinh tế ổn định, cuộc sống tốt đẹp, văn minh hơn.
Những ngày này, chỉ cần bước ra đường, tay chân đã tê cứng, vậy nhưng nhiều người con của Chúa chẳng quản đường xa, vừa kêu gọi, đem đến cho bà con vùng sâu, vùng xa những tấm chăn, mảnh áo ấm; sẻ chia, giúp mọi người có một mùa đông ấm áp tình người.
9 năm nay, kể từ ngày đảm đương nhiệm vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Đăk Năng (thành phố Kon Tum), chị Nguyễn Thị Mai luôn nỗ lực, cố gắng tạo ra các phong trào thiết thực, thu hút đông đảo chị em tham gia. Nhờ có người đầu tàu năng nổ, nhiệt huyết nên dù mới thành lập nhưng Hội LHPN xã Đăk Năng đã hoạt động hiệu quả, phát triển vững mạnh.
Từ lâu, chị em phụ nữ ở làng Kon Hra Chót, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum đều khâm phục cái tính chịu khó, hay lam hay làm của mấy mẹ con bà Y Trưm. Dù sống trong ngôi làng nội thành đất đai chật hẹp, người đông, nhưng với quỹ đất hạn hẹp đó, bằng chính nghề nông, gia đình bà chăm lo phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, quyết không để cái nghèo đeo bám…
Từ chỗ cảm thông, cảm phục, Y Lợi và Mai Văn Tước đã đi đến quyết định về sống chung một mái nhà để làm điểm tựa cho nhau đi đến cuối cuộc đời. Đây cũng là câu chuyện tình yêu ngọt ngào và đầy xúc động của cặp vợ chồng người khuyết tật tiêu biểu đã không ít lần được các cấp tuyên dương khen thưởng.
Sinh năm 1985, trong một gia đình nghèo ở xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum, từ nhỏ Y HNhan đã luôn ước mơ trở thành cô giáo mầm non. Trải qua bao khó khăn của cuộc sống, cô đã nỗ lực vượt lên trên tất cả để thực hiện ước mơ của mình, trở thành một cô giáo mầm non được mọi người thương yêu quý mến.
Không chỉ tích cực, có trách nhiệm với hoạt động của địa phương, người trưởng thôn mới 33 tuổi A Kương còn là một tấm gương sáng trong việc làm kinh tế giỏi ở Sa Thầy.
Nhiệt tình, tâm huyết với các hoạt động từ thiện, tích cực kêu gọi, vận động các nhà hảo tâm giúp đỡ học sinh nghèo vượt lên hoàn cảnh khó khăn để có điều kiện học tập tốt hơn. Đó là câu chuyện của thầy Hoàng Quốc Việt - Hiệu trưởng Trường Tiểu học U Re (xã Ngọc Wang, huyện Đăk Hà).
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhiều nơi trên địa bàn huyện Đăk Hà đã xuất hiện những điển hình trong học tập và làm theo lời Bác với những việc làm thiết thực và ý nghĩa. Anh A Hiền ở thôn Kon Rế, xã Ngọc Wang (huyện Đăk Hà) là một trong những điển hình đáng được biểu dương.
Mỗi người một công việc, một hoàn cảnh khác nhau nhưng tựu trung, họ đều giống nhau ở tinh thần trách nhiệm, cần mẫn trong công việc, luôn yêu thương, giúp đỡ mọi người. Họ là những bông hoa tô thắm cho cuộc đời thêm sắc, thêm hương.
Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, Thượng úy Xiêng Văn Thang - Đội trưởng Đội vận động quần chúng Đồn Biên phòng Bờ Y (huyện Ngọc Hồi) còn là tấm gương điển hình trong việc gắn kết những tấm lòng thiện nguyện chung tay chia sẻ những khó khăn của nhân dân ở địa bàn biên giới…
Ở xã Đăk Hring (huyện Đăk Hà) có cựu quân nhân Lê Công Khanh xây dựng mô hình làm phôi, nấm linh chi và các loại nấm thương phẩm khác cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm. Anh còn sẵn sàng truyền đạt kinh nghiệm trồng, cấy ghép phôi nhiều loại nấm khác cho người học nghề đang có nhu cầu sản xuất trong và ngoài tỉnh.
Đó là câu chuyện của chị Lục Thị Bình ở thôn 8, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai. Quyết tâm không để cái nghèo đeo bám, chị luôn chăm chỉ làm ăn, mạnh dạn vay vốn phát triển kinh tế, tự nguyện đăng ký vươn lên thoát khỏi cái nghèo.
Mỗi người một công việc, cuộc sống, tham gia sinh hoạt trong tổ chức Đoàn của từng cơ quan, đơn vị khác nhau; song các bạn trẻ đã tụ họp vào nhóm thiện nguyện mang tên Thiện Tâm, cùng chung tay đóng góp tâm sức để sẻ chia, giúp đỡ các em nhỏ và những người nghèo, hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.