Trong 10 năm, Y Bích và Y Vưn - học sinh lớp 10C8 Trường THPT Trường Chinh (thành phố Kon Tum) đã song hành, giúp đỡ nữ sinh Y Julie vượt qua mặc cảm đa khuyết tật bẩm sinh, để nỗ lực vươn lên trong học tập, hòa nhập cộng đồng.
Tìm tòi, sáng tạo, thầy Nguyễn Vĩnh Học - giáo viên bộ môn âm nhạc, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ (thành phố Kon Tum) đã đưa công cụ hỗ trợ dạy nhạc: “Bản nhạc được hỗ trợ âm thanh” do mình sáng chế vào trong công tác giảng dạy, học tập và đã đem lại hiệu quả cao...
Năm học 2017-2018, thiếu nhi thành phố Kon Tum đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu trong học tập, trau dồi phẩm chất đạo đức, để trở thành con ngoan - trò giỏi, xứng đáng với danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ. Nhiều đội viên không chỉ học giỏi, tích cực phong trào Đội, mà còn biết giúp đỡ các bạn cùng tiến bộ hơn. Tiêu biểu đó là em Y Chi - Liên đội phó Trường Tiểu học Triệu Thị Trinh, và A Tâm - Liên đội trưởng Trường Tiểu học Đào Duy Từ.
Đến làng Iệk (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi) hỏi thăm ông Thao Nhất, 40 tuổi, người Xơ Đăng, mọi người ở vùng này ai cũng biết. Bởi vì, ông là một nông dân sản xuất giỏi có tiếng ở vùng đất ngã ba biên giới này.
Đó là câu chuyện của chị Lê Thị Hưng (30 tuổi) ở phường Duy Tân, thành phố Kon Tum. Từ yêu thích, mê mẩn loài hoa lan mokara cắt cành, chị mạnh dạn tìm hiểu, phát triển thành trang trại lan. Năm 2017, ý tưởng “Chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp với mô hình trồng lan mokara cắt cành” của vợ chồng chị đã được Hội đồng Tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh xét duyệt, trao giải Ba.
Năm 2001, vợ chồng chị Y Hếp, dân tộc Xơ Đăng ở thôn Đăk Tang, xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi quyết tâm bán một phần sườn nhà bằng gỗ quý, lấy tiền mua đất trồng cà phê, cao su. Từ hai bàn tay trắng, cần mẫn làm ăn, vợ chồng chị đã vươn lên làm giàu chính đáng với thu nhập hàng năm lên đến hơn 1 tỷ đồng.
Bị liệt hai chân, gia cảnh khó khăn, nhưng 5 năm qua em Hoàng Thị Hường, học sinh lớp 5B Trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm (xã Ia Chim, thành phố Kon Tum) đã vượt lên trên hoàn cảnh, luôn là học sinh khá giỏi của trường. Chính nghị lực của Hường là tấm gương sáng để nhiều em học sinh noi theo trong học tập, rèn luyện.
Với mô hình phát triển chăn nuôi bò và cho dân làng mượn bò sinh sản để chăn nuôi cùng thoát nghèo bền vững, tấm gương của anh A Gliêu (sinh năm 1979) ở làng Ling La, xã Đăk Psi (huyện Đăk Hà) rất đáng được biểu dương, khen thưởng.
Bắt đất đẻ ra tiền, anh Đặng Văn Duẩn ở thôn Đăk Lợi, xã Đăk Ngọc, huyện Đăk Hà quyết tâm làm mô hình vườn ao chuồng để phát triển kinh tế. Cần cù chăm bẵm, luôn sáng tạo, học hỏi, dần dần những đàn vịt, đàn cá, vườn rau sạch, vườn cà phê trĩu quả giúp anh thu về hằng trăm triệu đồng/năm. Từ một hộ bình thường, anh Duẩn đã vươn lên làm giàu và trở thành gương điển hình dám nghĩ, dám làm.
Không quản ngại khó khăn, gian khổ; bất kể ngày hay đêm, mưa hay nắng, hễ cứ nghe có tai nạn giao thông trên đèo là những thanh niên tình nguyện của đội ứng cứu, sơ cứu trên đèo Lò Xo và những người dân sống trên đỉnh đèo Lò Xo sẵn sàng có mặt để cứu người bị nạn. Sự có mặt kịp thời của họ đã giúp nhiều người thoát khỏi lưỡi hái tử thần, giữ được mạng sống…
Người dân ở xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy vẫn gọi ông Lê Xuân Phục (63 tuổi) là lão nông tài ba. Bởi ông có tài “biến” hơn 2ha đất đá sỏi thành khu vườn thanh long ruột đỏ; tự chế biến ra món rượu thanh long sạch và “hô biến” vườn cây ăn quả thành khu du lịch sinh thái homestay.
Được sự giới thiệu của Huyện đoàn Kon Rẫy, chúng tôi về thăm gia đình đoàn viên thanh niên Nguyễn Văn Tuân, sinh năm 1987, trú tại thôn 2, xã Tân Lập. Nghị lực và quyết tâm, anh đã đưa kinh tế gia đình thoát khỏi cảnh nghèo nàn và từng bước làm giàu.
Không chỉ là một bí thư chi đoàn thôn năng nổ, đồng hành với thanh niên trong lập thân lập nghiệp, Trịnh Đình Tùng (SN 1990) ở thôn Trung Nghĩa Đông, xã Kroong, thành phố Kon Tum còn là tấm gương làm kinh tế giỏi, dám nghĩ, dám làm, có thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng từ trồng cao su, cà phê xen cây ăn quả.
Cứ đến ngày nghỉ cuối tuần, những người phụ nữ trong nhóm An Lạc Thiện Tâm (thành phố Kon Tum) lại tổ chức đi thu nhặt phế liệu. Sau đó, các chị phân loại phế liệu và bán cho các cơ sở thu mua. Toàn bộ số tiền thu về lại được họ dành để mua bánh mì, sách vở, mì tôm, quần áo... tặng cho các gia đình nghèo, các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Đến tận rẫy chỉ bà con cách trồng cà phê, bời lời; đi tận nhà khuyên người dân hạn chế uống rượu, tập trung vào sản xuất; gõ tận cửa vận động người dân không sinh con thứ 3… là việc thường ngày của thôn trưởng A Lăm, thôn Đăk Bối, xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei. Sự năng nổ, nhiệt tình của A Lăm và sự nỗ lực của người dân nơi đây đã đưa Đăk Bối dần thay áo mới.
Đến Trung tâm Y tế huyện Đăk Hà, hỏi thăm bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hoa - Trưởng khoa Nội Tổng hợp - Nhi, năm nay 49 tuổi, nhiều người nhà bệnh nhân và bệnh nhân đang điều trị tại đây ai cũng biết, bởi chị luôn niềm nở và chăm sóc sức khỏe tận tình chu đáo cho mọi người.
Không chỉ năng nổ, nhiệt tình trong công tác Đoàn, đi đầu trong các phong trào mà nhiều đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh làm kinh tế giỏi, giúp đỡ cho nhiều bạn trẻ khác làm ăn, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.
20 năm tâm huyết với nghề, cô Nguyễn Thị Hoàn – giáo viên Trường Trung học cơ sở Chu Văn An (thành phố Kon Tum) là 1 trong 10 giáo viên được ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh tuyên dương có các thành tích xuất sắc tiêu biểu trong công tác giảng dạy tại lễ kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ngày 14/10/2017, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương tổ chức Lễ tôn vinh và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 30 năm đổi mới”. A Hiếu (sinh năm 1970, dân tộc Ba Na, thôn Kon Gung, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà) là đại diện duy nhất của tỉnh Kon Tum trong số 87 nông dân xuất sắc ấy.
Mới gắn bó 2 năm, thượng úy A Hòa - Đội trưởng đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Đăk Nhoong đã trở thành người con của các thôn làng ở xã biên giới Đăk Nhoong (huyện Đăk Glei). Cùng ăn, cùng ở, thượng úy Hòa cùng bà con tìm hiểu, thay đổi tư duy làm ăn, góp phần xóa đói giảm nghèo, đưa vùng đất ngày càng thay da đổi thịt.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.