Hiện nay, bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò đã xuất hiện trên đàn vật nuôi của một số hộ dân trên địa bàn xã Đăk Năng, thành phố Kon Tum. Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, UBND xã Đăk Năng đang phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố tăng cường các biện pháp phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh lây lan ra diện rộng.
Sau hơn 1 năm triển khai Quyết định số 05/2020/QĐ-UBND ngày 10/02/2020 của UBND tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã triển khai tích cực, hiệu quả cho vay tiêu dùng từ ủy thác nguồn vốn ngân sách địa phương đến hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình, hộ mới thoát nghèo. Từ đó, giúp các hộ vay vốn có nguồn tài chính kịp thời giải quyết khó khăn trong cuộc sống; đồng thời góp phần ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động tín dụng đen trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Kon Tum có diện tích tự nhiên 967.419ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp có rừng 602.120ha; bao gồm 351.418ha rừng sản xuất, 159.625ha rừng phòng hộ và 91.077ha rừng đặc dụng, độ che phủ đạt tỷ lệ 63%. Vì vậy, việc bảo vệ hệ sinh thái rừng trên địa bàn tỉnh có vai trò rất quan trọng trong bảo vệ môi trường sinh thái bền vững của địa phương nói riêng, của quốc gia nói chung.
Tính đến ngày 3/6, dịch bệnh tụ huyết trùng đã làm chết 201 con trâu, bò tại 2 xã biên giới Đăk Nhoong và ĐăK Plô, huyện Đăk Glei. Người dân, chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng đang khẩn trương triển khai các biện pháp điều trị, tập trung phòng, chống để hạn chế lây lan và làm phát sinh các ổ dịch mới.
Trước sự xuất hiện và lây lan nhanh của bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò, ngành Nông nghiệp và các địa phương đang triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn, khống chế dịch bệnh. Nhờ đó, dịch bệnh từng bước được kiểm soát, hạn chế được sự lây lan, góp phần giảm thiệt hại cho người chăn nuôi.
Thời gian qua, với sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự vào cuộc hỗ trợ, hướng dẫn của các ngành chức năng ở địa phương, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ia H’Drai mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngay khi bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò xuất hiện tại địa bàn, xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy đã nhanh chóng chỉ đạo thực hiện công tác kiểm soát, xử lý dứt điểm ổ dịch, đồng thời triển khai những biện pháp phòng, chống các loại dịch bệnh trên đàn gia súc.
Ngày 12/7/2016, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông ban hành Chương trình số 26-Ctr/HU triển khai thực hiện Nghị quyết 01-NQ/TU ngày 1/6/2016 của Tỉnh ủy “Về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), giai đoạn 2016-2020”. Sau gần 5 năm triển khai, Chương trình 26 đã đem lại những thay đổi tích cực cho diện mạo nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân.
Kon Plông là 1 trong 3 vùng kinh tế động lực của tỉnh Kon Tum (cùng huyện Ngọc Hồi và thành phố Kon Tum). Thời gian qua, việc thu hút đầu tư đã giúp huyện Kon Plông thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, quá trình lựa chọn, thẩm định các dự án đầu tư vẫn còn nhiều bất cập nên hiệu quả mang lại của các dự án đầu tư chưa cao.
Mặc dù nhà thầu thi công cũng quan tâm đến công tác bảo đảm an toàn giao thông nhưng trên thực tế các công trường hiện nay, vẫn còn một số nơi thực hiện chưa đầy đủ, thậm chí có đơn vị chỉ làm cho có để đối phó với lực lượng chức năng.
Chủ động trước mọi tình huống, khắc phục sớm nhất khi xảy ra sự cố thiên tai gây tắc đường nhằm đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, trong mùa mưa bão… Đó là phương châm hành động của ngành Giao thông Vận tải trong việc ứng phó trong mùa mưa bão năm nay.
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh vừa thông báo thiết lập địa chỉ kênh zalo để tiếp nhận thông tin phản ánh từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Ngày 22/5, UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố tăng cường phối hợp xử lý chất thải y tế phát sinh trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để đảm bảo an toàn.
Theo thông tin từ Công ty Điện lực Kon Tum, chiều tối ngày 14/5, trên địa bàn huyện Ia H’Drai xuất hiện mưa lớn kèm theo dông sét, gió giật mạnh khiến cây cối ngã đổ, làm ảnh hưởng nặng nề đến hệ thống lưới điện với hơn 2.600 khách hàng bị mất điện.
Ngay từ đầu năm, chính quyền huyện Đăk Tô kịp thời chỉ đạo các ngành chức năng triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo vận hành và an toàn cho các công trình thủy lợi hiện có trên địa bàn.
Trong các hoạt động triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn từ nay đến năm 2025, huyện Kon Rẫy tập trung phát triển mạnh kết cấu hạ tầng để tạo điều kiện làm cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Theo đó, nhiều công trình sẽ được đầu tư mở rộng để thu hút đầu tư và phát triển du lịch.
Sáng 12/5, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC)- Chi nhánh Bắc Tây Nguyên và BIDV Kon Tum tổ chức gặp gỡ và chi trả quyền lợi bảo hiểm người vay vốn hơn 1 tỷ đồng cho thân nhân khách hàng vay vốn tại Chi nhánh BIDV Kon Tum.
Chiều tối ngày 10/5, trên địa bàn thành phố Kon Tum xảy ra mưa dông kèm theo gió lốc, sét gây thiệt hại về hệ thống lưới điện khiến hàng trăm hộ dân bị mất điện.
Trong năm 2021, huyện Kon Plông tiếp tục đẩy mạnh triển khai, áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện hiệu quả việc phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP. Huyện đặt mục tiêu có ít nhất 3 sản phẩm được đánh giá, xếp hạng 3 sao cấp huyện vào cuối năm.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.