Trước đây, việc sản xuất của người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đăk Tô phát triển theo hướng “mạnh ai ấy làm”. Nông sản làm ra “thuận mua vừa bán”, không mang tính bền vững nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, trên địa bàn huyện Đăk Tô ngày càng có nhiều mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị.
Theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường Kon Tum, ngày 24/6, đợt 2 của chương trình hỗ trợ nông dân Bắc Giang tiêu thụ vải thiều chính thức được triển khai.
Năm 2021, huyện Đăk Glei đặt ra mục tiêu trồng mới 400ha rừng và phát triển 662,6ha cây dược liệu. Do đó, thời gian này, các cơ quan chuyên môn, UBND các xã trên địa bàn huyện Đăk Glei đang tập trung đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, chỉ tiêu công tác trồng rừng và phát triển dược liệu của năm.
Sáng 23/6, ông A Byot- Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho hay đã ký văn bản gửi Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan truyền thông của địa phương đề nghị phối hợp đấu tranh, ngăn chặn hiện tượng làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ), quyền sở hữu nhà ở (SHNƠ) và tài sản gắn liền với đất.
Theo UBND huyện Ia H’Drai, đến ngày 22/6, dịch bệnh viêm da nổi cục trâu, bò đã phát sinh tại thôn 3, xã Ia Dom, đồng thời dịch bệnh tả lợn Châu Phi phát sinh tại thôn 1, xã Ia Tơi và có nguy cơ lây lan ra diện rộng.
Dù mới đầu mùa mưa nhưng tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn huyện Đăk Tô đang có chiều hướng gia tăng. Vì vậy, ngành Y tế huyện Đăk Tô cùng các đơn vị, địa phương liên quan đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch nhằm khoanh vùng, hạn chế sự lây lan, không để bùng phát thành dịch lớn.
Từ ngày 16-18/6, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức cấp phát 213.235 cây giống trồng rừng phân tán cho các đơn vị sở, ngành, các địa phương, tổ chức chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang, ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Glei đã chủ động triển khai các phong trào hỗ trợ phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp nhằm phát huy thế mạnh, sở trường của hội viên, tạo cơ hội để phụ nữ vươn lên phát triển kinh tế hộ gia đình, làm giàu chính đáng, góp phần giảm nghèo trên địa bàn.
Triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) “Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể” (Nghị quyết số 13, ngày 18/3/2002), huyện Sa Thầy đã đạt được những kết quả đáng mừng. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương còn những bất cập nhất định nên tình hình phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn vẫn còn khó khăn, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa như mong đợi.
Dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn Sa Thầy vẫn đang diễn biến phức tạp. Tính đến ngày 9/6, huyện Sa Thầy đã có 16 ổ dịch với 50 ca mắc sốt xuất huyết. Nhiều giải pháp khống chế ổ dịch, hạn chế số ca bệnh mới đang được người dân, chính quyền các cấp và ngành Y tế huyện Sa Thầy triển khai.
Trong chuyến công tác ở huyện Đăk Tô mới đây, chúng tôi ghé thăm suối nước nóng tại xã Kon Đào. Suối nước nóng có nhiệt độ trung bình từ 50-70 độ, cách trung tâm thành phố Kon Tum hơn 50km. Nguồn nước nóng phun lên từ dưới lòng đất cả ngày lẫn đêm mang theo nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Mặc dù đây là nguồn tài nguyên quý có tiềm năng khai thác du lịch nghỉ dưỡng và chế biến nước khoáng nhưng nhiều năm qua lại bị bỏ quên một cách đáng tiếc.
Dự án Thủy điện Thượng Kon Tum do Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (Công ty liên kết của Tổng Công ty Phát điện 3) làm chủ đầu tư với công suất 220MW. Công trình được khởi công vào tháng 9/2009. Sau hơn 10 năm thi công với rất nhiều khó khăn và gián đoạn nhiều lần, dự án Thủy điện Thượng Kon Tum cũng đã chính thức được triển khai tích nước và hòa lưới điện quốc gia thành công vào tháng 3/2020.
Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Kon Tum lần thứ XII, trong nhiệm kỳ 2020-2025, thành phố sẽ trồng mới 300ha rừng. Tuy nhiên, qua đo đạc và thực tiễn diễn biến rừng năm 2020, thành phố phấn đấu trồng mới 1.200ha rừng, vượt 4 lần so với chỉ tiêu Nghị quyết, nâng độ che phủ rừng lên hơn 10%.
Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP trên địa huyện Đăk Glei đã có những thành công bước đầu, các sản phẩm từng bước chuyển biến về chất lượng, mẫu mã mang thương hiệu và khai thác tốt tiềm năng của địa phương.
Trong thời gian chờ đợi vắc xin tiêm phòng viêm da nổi cục, các địa phương trên địa bàn huyện Sa Thầy đã chủ động hướng dẫn, cung cấp thuốc cho các hộ có bò bị mắc bệnh để điều trị tích cực nhằm giảm thiệt hại cho người dân; đồng thời triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp cấp cách giúp ngăn chặn, khống chế dịch bệnh.
Thời gian này, lĩnh vực chăn nuôi của tỉnh ta đang chịu những tác động không nhỏ do dịch viêm da nổi cục, tụ huyết trùng trên đàn trâu, bò xuất hiện và lây lan ở nhiều địa phương. Sản xuất gặp khó khăn, kinh tế bị thiệt hại khiến nông dân lao đao, lo lắng. Do đó, ngành Nông nghiệp đang dốc sức để ngăn chặn, khống chế dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công thương và UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đang khẩn trương triển khai các bước để thực hiện hỗ trợ, giảm tiền điện cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đợt 3 ngay trong tháng 7/2021.
Từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh ta tiếp tục bị bủa vây bởi nhiều khó khăn do những tác động khách quan, đặc biệt là tình hình dịch bệnh Covid-19 đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng nông sản. Song, để thực hiện thành công “nhiệm vụ kép” theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và tỉnh, ngành Nông nghiệp quyết không hạ mục tiêu.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XV và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ngọc Hồi khóa VI (nhiệm kỳ 2015-2020) xác định mục tiêu xây dựng Ngọc Hồi thành thị xã nhằm đáp ứng yêu cầu trong phát triển đô thị của tỉnh, khai thác hiệu quả vị trí địa chính trị- kinh tế quan trọng là cửa ngõ giao thương trong khu vực, đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội của Ngọc Hồi.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.