Được triển khai từ tháng 10/2016, việc dán tem các cột bơm xăng, dầu trên địa bàn tỉnh cho thấy có thể tháo gỡ những vấn đề khó trong quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách đến các phụ nữ là hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn, qua đó giúp họ có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
Huyện Kon Plông hiện có 3/8 xã đạt chuẩn nông thôn mới (Pờ Ê, Măng Cành, Đăk Tăng), trung bình các xã đạt 13 tiêu chí/xã. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân, trong năm 2023, huyện đặt ra mục tiêu giữ vững và nâng cao các tiêu chí ở 3 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu thêm xã Ngọc Tem đạt chuẩn nông thôn mới, các xã còn lại phấn đấu đạt thêm 1 tiêu chí/ xã trở lên.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển từ năm 1991, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Kon Tum luôn thực hiện tốt vai trò là trụ đỡ của “tam nông”, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của kinh tế địa phương.
So với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, Kon Tum không có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư, song nhờ thực hiện nhiều giải pháp tích cực, sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết XVI Đảng bộ tỉnh, Kon Tum đã thu hút được 68 dự án với tổng vốn đăng ký trên 18.000 tỷ đồng. Đây là tín hiệu tích cực, tạo nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Với mong muốn nâng cao thu nhập trên một diện tích đất, anh Trần Văn Thời (45 tuổi, thôn Mô Pả, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông) đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích đất trồng mì sang trồng quýt đường cùng một số loại cây ăn trái khác trên vùng đất dốc đồi núi Tu Mơ Rông. Sau nhiều năm trồng và chăm sóc, vườn quýt đường của anh Thời đã cho kết quả ngoài mong đợi.
Để góp phần phục hồi phát triển kinh tế và sớm ổn định đời sống cho người dân, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới sau đại dịch Covid-19, tỉnh ta đang tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện tốt 5 chính sách cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.
Theo dự báo, nhu cầu sử dụng điện sẽ tăng cao khi các chương trình phục hồi kinh tế đất nước nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng sẽ được triển khai thực hiện trong thời gian đến. Để chủ động đáp ứng nhu cầu sử dụng điện tăng cao, đặc biệt, trong các thời điểm thời tiết nóng nắng mùa khô 2023, Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) đã lên kế hoạch và các phương án để đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, linh hoạt chuyển đổi phương thức cấp điện khi xảy ra sự cố.
Mùa khô đang ở những ngày khốc liệt nhất. Trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng của tỉnh tràn ngập hai màu đỏ tươi (cấp IV- nguy hiểm) và đỏ thẫm (cấp V- cực kỳ nguy hiểm). Giữ rừng an toàn trước “giặc lửa” đang là mệnh lệnh cần phải được chấp hành với quyết tâm cao nhất.
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích, huyện Đăk Tô đã xác định phát triển cây mắc ca là một trong những cây trồng sản xuất hàng hóa đi vào chiều sâu, gắn thị trường tiêu thụ.
Ngay từ đầu mùa khô 2022-2023, lực lượng chức năng, đơn vị chủ rừng trên địa bàn huyện Kon Rẫy đã chủ động triển khai công tác phòng, chống cháy rừng nhằm bảo vệ an toàn cho những cánh rừng.
Khô hanh, nắng nóng kéo dài đang khiến nhiều cánh rừng đối diện với nguy cơ xảy cháy rất cao. Trước tình hình trên người dân, chủ rừng, lực lượng chức năng và chính quyền các cấp đang cắt cử lực lượng ngày đêm căng sức phòng, chống cháy rừng.
Bỏ quy định khung giá đất; bảng giá đất được xây dựng định kỳ hàng năm…, là những điểm mới trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Trong đó, cũng có nhiều ý kiến băn khoăn về định giá đất.
Thời gian qua, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm gìn giữ nguồn tài nguyên rừng quý giá này. Trong đó, tập trung thực hiện công tác giao khoán diện tích rừng mới cho các cộng đồng bảo vệ và tăng cường quản lý diện tích rừng mới tiếp nhận từ các địa phương.
Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, thương mại điện tử đang ngày càng phát huy hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Bắt nhịp xu hướng này, thời gian qua, tỉnh ta chú trọng đẩy mạnh thương mại điện tử, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số.
Sau khi được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP, các chủ thể trên địa bàn tỉnh tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng các sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì và phát triển thị trường tiêu thụ; phấn đấu khi đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng trở lại, các sản phẩm được công nhận hạng sao cao hơn.
Từ nhiều năm nay, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Đăk Glei duy trì thói quen chăn nuôi gia súc nhằm tận dụng hết thời gian nông nhàn, tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho gia đình. Bên cạnh đó, nhờ chính sách hỗ trợ giống vật nuôi của Nhà nước dành cho hộ nghèo và cận nghèo đã phát huy hiệu quả, góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững.
Khi kinh tế thị trường ngày càng phát triển, quá trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ thì việc bảo vệ quyền của người tiêu dùng ngày càng khó khăn, phức tạp. Cùng với việc Nhà nước tiếp tục hoàn thiện chính sách, cơ chế, thì chính người tiêu dùng cần hiểu và chủ động bảo vệ quyền của mình.
Luôn giữ cho mình sự đam mê, nhiệt huyết, chàng trai trẻ A Trời (sinh năm 1997, dân tộc Xơ Đăng) là một gương mặt tiêu biểu trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Câu chuyện về niềm đam mê thổi hồn vào cồng chiêng, những điệu múa và bài dân ca của A Trời có sức lan tỏa những giá trị văn hóa của người Xơ Đăng ở địa phương.