Sau 48 năm giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975-16/3/2023) và đặc biệt sau hơn 30 năm thành lập lại, tranh thủ các nguồn lực, tỉnh ta đã tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh. Đặc biệt, nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch được mở đã tạo đà và thúc đẩy kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển.
Để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, Kon Tum đang nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu “Phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; giàu bản sắc văn hóa dân tộc” theo tinh thần Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Qua trinh sát, cơ quan cảnh sát điều tra (Công an tỉnh) vừa phát hiện một vụ cất giấu gỗ lậu lớn trong khu vực khai thác cát tại địa bàn xã Đăk Pxi (huyện Đăk Hà). Ngay sau đó, huyện Đăk Hà cũng đã chỉ đạo kiểm tra, làm rõ trách nhiệm từng tập thể, cá nhân có liên quan đến vụ việc, đồng thời, yêu cầu siết chặt các biện pháp quản lý bảo vệ rừng.
Yêu cầu tập trung nhân lực, máy móc đẩy nhanh tiến độ xây dựng và có giải pháp thi công phù hợp, vừa đảm bảo đúng tiến độ, vừa đảm bảo giao thông trong quá trình thi công là những gì mà Sở GTVT thường xuyên chỉ đạo các nhà thầu thi công Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến Tỉnh lộ 675.
Xác định việc đẩy mạnh thực hiện kế hoạch đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2023, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo và yêu cầu tất cả các đơn vị liên quan triển khai đồng loạt các giải pháp quyết liệt, đồng bộ ngay từ những tháng đầu năm. Trong đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình và các biện pháp để giải ngân vốn đầu tư, qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội.
Bây giờ thì nhiều người biết đến câu chuyện thời chiến tranh, một thầy thuốc ở mãi Hưng Yên vào Tây Nguyên, lặn lội trong rừng thiêng nước độc để tìm “Quốc bảo” trên núi Ngọc Linh. Đó là dược sĩ Đào Kim Long. Người thầy thuốc ấy giờ đã ngoài 80, và tôi từng may mắn được cùng ông trở lại nơi đầu tiên tìm thấy sâm Ngọc Linh.
Nhằm đảm bảo nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô năm 2022-2023, thành phố Kon Tum đang tích cực triển khai nhiều giải pháp phòng chống hạn nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do tình trạng hạn hán gây ra.
Đến với Khu du lịch sinh thái Măng Đen (huyện Kon Plông), bên cạnh tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng, như hồ Đăk Ke, thác Pa Sỹ, Làng văn hóa du lịch cộng đồng Kon Pring, nhiều du khách còn ghé thăm các địa điểm sản xuất nông nghiệp có dịch vụ du lịch để nghỉ ngơi, thư giãn và thưởng thức những trái cây sạch, tươi ngon.
Xác định việc hỗ trợ sản xuất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn, thời gian qua, huyện Đăk Tô hết sức chú trọng xây dựng và phát huy hiệu quả các mô hình hỗ trợ sản xuất. Các mô hình đã giúp cho các hộ dân còn khó khăn biết cách làm ăn, quản lý chi tiêu, từng bước thoát khỏi đói nghèo.
Nhằm ứng phó kịp thời và hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2022- 2023, huyện Kon Rẫy đang tích cực triển khai các phương án phòng, chống hạn và khắc phục tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt trên địa bàn.
Xúc tiến thương mại được xem như “bà mối”, góp phần tháo gỡ khó khăn, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm hàng hóa. Vì vậy, để nối lại các kênh phân phối- tiêu thụ, thúc đẩy lưu thông hàng hóa của tỉnh, ngành Công thương tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại thời kỳ hậu Covid-19, góp phần phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Xác định việc đẩy mạnh thực hiện kế hoạch đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2023, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tỉnh tập trung triển khai một số giải pháp mạnh mẽ, tích cực, quyết liệt ngay từ đầu năm 2023.
Đến nay, Tu Mơ Rông đã phát triển được 2.937ha cây dược liệu, trong đó, sâm Ngọc Linh là 1.715ha, còn lại là các cây khác. Đây là lợi thế vô cùng to lớn để phát triển du lịch, vì vậy, huyện Tu Mơ Rông đã xác định phát triển dược liệu gắn với du lịch là hướng đi đột phá nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.
Thời gian qua, huyện Đăk Tô đẩy mạnh xây dựng mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản chủ lực của địa phương với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để nâng cao giá trị nông sản. Thông qua các mô hình liên kết, bà con nông dân trên địa bàn huyện đã mạnh dạn hơn trong việc đầu tư phát triển kinh tế, chú trọng chăm sóc cây trồng để từng bước nâng cao đời sống gia đình.
Tháng 2/2021, khi triển khai Kế hoạch số 585/KH-UBND về phát triển cây dược liệu giai đoạn2021-2025 trên địa bàn huyện, nhiều người đã lo lắng không đạt mục tiêu phát triển 120ha dược liệu đến năm 2025 vì nhiều lý do. Tuy nhiên, thực tế triển khai đã chứng minh điều ngược lại.
Xác định phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) là động lực quan trọng góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy kinh tế- xã hội địa phương, những năm qua, huyện Đăk Hà có những định hướng cụ thể mang tính bền vững để tạo điều kiện phát triển CN-TTCN.
Luôn giữ cho mình sự đam mê, nhiệt huyết, chàng trai trẻ A Trời (sinh năm 1997, dân tộc Xơ Đăng) là một gương mặt tiêu biểu trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Câu chuyện về niềm đam mê thổi hồn vào cồng chiêng, những điệu múa và bài dân ca của A Trời có sức lan tỏa những giá trị văn hóa của người Xơ Đăng ở địa phương.