Trong những năm qua, vấn đề “tam nông” (nông nghiệp, nông thôn và nông dân) luôn là lĩnh vực được hệ thống Ngân hàng Ngông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh dành nhiều ưu tiên cũng như tập trung đầu tư tín dụng và tiếp tục đồng hành cùng mục tiêu phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững ở địa phương.
Với sự hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công, nhiều cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có điều kiện đầu tư đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm. Qua đó, góp phần phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các địa phương.
Mặc dù cử tri đã phản ánh nhiều lần nhưng đến nay, các dự án nằm dọc trên tuyến đường Trương Quang Trọng (phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum) vẫn khá ì ạch, thậm chí vẫn chưa thể triển khai. Nguyên nhân được biết do vẫn chưa hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
Thực hiện cơ giới hóa là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, nhằm góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, cải thiện thu nhập cho nông dân, đưa kinh tế nông nghiệp phát triển tương xứng với tiềm năng, đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Thời gian qua, việc triển khai thực hiện nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò, hiệu quả trong hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách giảm bớt khó khăn, có điều kiện vươn lên trong cuộc sống. Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Mới đây, đoàn công tác của UBND huyện Tu Mơ Rông phối hợp Sở VH,TT&DL, Hiệp hội Du lịch tỉnh có buổi làm việc với Tổng cục Du lịch (Bộ VH,TT&DL) để tìm hướng thúc đẩy phát triển du lịch cho huyện. Tại buổi làm việc, Tổng cục Du lịch cam kết sẽ đồng hành, hỗ trợ huyện phát triển du lịch; đồng thời vạch ra những định hướng để du lịch Tu Mơ Rông được nâng tầm.
Trong năm 2022, UBND huyện Kon Rẫy tập trung các nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn lực xã hội để đẩy mạnh triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, qua đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn.
Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) có vai trò rất quan trọng, là hệ thống phản hồi thông tin từ các dịch vụ hết sức khách quan, phản ánh được môi trường cạnh tranh cấp tỉnh cũng như chất lượng công tác điều hành, nhất là điều hành về phát triển kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính.
Phân loại rác thải từ nguồn là một trong những việc làm hết sức cần thiết, góp phần giảm lượng chất thải rắn đổ về các bãi rác, từ đó hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, chúng ta có thể thu được nguồn lợi kinh tế lớn từ rác thải có thể tái chế và tái sử dụng được.
Việc người dân trồng sầu riêng ồ ạt, tự phát không theo quy hoạch, định hướng đang đứng trước nhiều rủi ro. Vì vậy, người dân cần tỉnh táo xác định vùng chuyển đổi phù hợp, nâng cao chất lượng, đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng tính hiệu quả, hạn chế rủi ro.
Hệ thống công trình thủy lợi có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết nước, đảm bảo cho hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra thuận lợi, ổn định. Vì vậy, tỉnh ta luôn chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình thủy lợi, đáp ứng nhu cầu tưới nước cho các loại cây trồng.
Kế thừa Bộ tiêu chí Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020, Bộ tiêu chí Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 được Chính phủ ban hành tháng 2/2023 đã điều chỉnh, bổ sung một số nội dung nhằm phù hợp với yêu cầu thực tiễn và mục tiêu phát triển của Chương trình trong giai đoạn mới.
Ngày 14/4, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Kon Tum (Agribank Kon Tum) tổ chức Lễ trao giải thưởng chương trình tiết kiệm dự thưởng “Trao gửi niềm tin - Hành trình gắn kết” cho các khách hàng trúng giải tại các huyện Sa Thầy, Đăk Hà và thành phố Kon Tum.
Giữa “rừng” chi tiết đáng quan tâm trong báo cáo mới nhất của UBND tỉnh (số 100/BC-UBND ngày 10/4) về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh từ năm 2016 đến nay, tôi đặc biệt chú ý đến chi tiết độ che phủ rừng được cải thiện.
Ngày 14/4, thông tin từ Sở KH-ĐT, Giám đốc Sở KH&ĐT Kon Tum Ngô Việt Thành ký quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư Thủy điện Đăk Psi 2 (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông). Lý do vì nhà đầu tư không thực hiện ký quỹ bảo đảm dự án; nhà đầu tư chưa triển khai dự án trên thực tế, vi phạm giấy chứng nhận đầu tư.
Khu công nghiệp, cụm công nghiệp là động lực cho phát triển công nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, các cấp, các ngành trong tỉnh tiếp tục đề ra nhiều giải pháp tháo gỡ “điểm nghẽn”, tăng “sức hấp dẫn” cho các khu, cụm công nghiệp.
“Nút thắt” về đền bù giải phóng mặt bằng đang là rào cản ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng các công trình trên địa bàn. Điều đó cũng ảnh hưởng lớn đến việc giải ngân vốn đầu tư, làm chậm sự phát triển.
Nhiều người biết, kể từ năm 2011, ngày 11/4 hằng năm là Ngày Hợp tác xã Việt Nam, theo Quyết định số 1268/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ, nhưng không mấy ai biết vì sao ngày này lại được chọn.
Luôn giữ cho mình sự đam mê, nhiệt huyết, chàng trai trẻ A Trời (sinh năm 1997, dân tộc Xơ Đăng) là một gương mặt tiêu biểu trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Câu chuyện về niềm đam mê thổi hồn vào cồng chiêng, những điệu múa và bài dân ca của A Trời có sức lan tỏa những giá trị văn hóa của người Xơ Đăng ở địa phương.