Theo UBND xã Sa Nghĩa (huyện Sa Thầy), sau khi Báo Kon Tum đăng bài “Xã Sa Nghĩa: nông dân nẫu ruột vì lúa không hạt” (Kon Tum online ngày 20/4/2017), xã đã đánh giá lại tình hình thực tế và xác định có 8ha lúa đông xuân do bị bệnh đạo ôn và mưa đá, lốc xoáy đầu mùa làm mất mùa; 1ha rau màu bị mưa đá, lốc xoáy gây thiệt hại.
Được sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, một số hộ dân và doanh nghiệp thuê đất tái canh cao su của Nông trường Cao su Đăk Hring phát triển trên 100ha chanh dây Đài Loan.
Tái canh được xem là giải pháp hữu hiệu trong việc đưa giống mới vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Tuy nhiên, sau một quá trình thực hiện, ở Đăk Hà nhiều vấn đề khó khăn vẫn chưa được tháo gỡ, nhất là vấn đề vốn vay tái canh cây cà phê.
Theo Hạt Kiểm lâm huyện, sau khi hoàn thành nghiệm thu việc bảo vệ rừng, từ 18/4 đến nay, Ban chi trả tiền dịch vụ môi trường huyện phối hợp UBND các xã, thị trấn hoàn thành việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2016.
Xúc tiến thương mại là một trong những giải pháp quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường; tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp. Trong các năm qua, với nhiều hoạt động thiết thực, chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh góp phần đưa công nghiệp, dịch vụ phát triển…
Thời gian qua, trên địa bàn thành phố có 2 cơ sở sản xuất gạch không nung được đầu tư xây dựng (tại phường Trường Chinh và xã Vinh Quang), tuy nhiên, do sản phẩm không tiêu thụ được nên phải tạm thời ngừng hoạt động; 2 dự án sản xuất gạch không nung đã có chủ trương đầu tư của UBND tỉnh cũng chưa đi vào hoạt động...
Là địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi và trước yêu cầu đặt ra trong việc phát triển dược liệu, tỉnh Kon Tum có kế hoạch phát triển mạnh cây dược liệu.
Ngày 5/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp và Trung tâm Tư vấn quản lý bền vững tài nguyên và phát triển văn hóa cộng đồng Đông Nam Á/Việt Nam (Trung tâm CIRUM) tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi).
Không nằm trong diện xã điểm, nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới ở địa phương có hạn, tuy nhiên bằng việc phát huy hộ sản xuất giỏi, việc xây dựng nông thôn mới ở xã Ngọc Bay (thành phố Kon Tum) tiếp tục có những chuyển biến tích cực.
Được mùa dưa hấu và đang vào giai đoạn thu hoạch chính vụ, nhưng giá bán thì rẻ như cho. Điệp khúc “được mùa mất giá” lại diễn ra khiến người trồng dưa điêu đứng…
Là vùng đất bị chiến tranh tàn phá nặng nề, đất đai lại không được phì nhiêu, nhưng được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương và sự nỗ lực vươn lên của người dân, nông thôn xã Sa Nghĩa (huyện Sa Thầy) đang từng ngày chuyển mình.
“Không được thiên nhiên ưu đãi sự màu mỡ và bạt ngàn như các địa phương khác, nhưng chúng tôi có sức trẻ, khát vọng làm giàu và tinh thần lao động cần cù để cho đất khô - bạc màu trở nên mềm xốp, mang lại cây trái tươi tốt, cho mùa bội thu” – anh A Tuân - Bí thư Huyện đoàn Đăk Tô đã nói như vậy, khi giới thiệu về 2 trong 50 gương sáng thanh niên lập nghiệp thành công trên mảnh đất cách mạng Đăk Tô – Tân Cảnh.
Tận dụng thế mạnh về diện tích đất đai rộng lớn, nguồn lao động dồi dào, những năm qua, xã Đăk Nhoong (huyện Đăk Glei) đã tập trung chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế của mỗi gia đình và địa phương.
Được chọn là xã điểm về xây dựng nông thôn mới với kế hoạch đến năm 2020 đạt chuẩn, nhưng Đăk Rơ Ông (huyện Tu Mơ Rông) đang nỗ lực, phấn đấu về đích trước thời hạn một năm.
Theo tin từ UBND huyện Kon Plông, sau khi khảo sát thực tế, Công ty TNHH Sơn Trung Du (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đã thống nhất liên kết với 98 hộ dân ở 2 xã Măng Cành và Đăk Long trồng 30ha cây cà gai leo - một loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao.
Dự báo nhu cầu rút tiền tại các máy ATM tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kon Tum đã yêu cầu các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh không để xảy ra tình trạng máy ATM hết tiền hoặc ngừng phục vụ trong những ngày nghỉ lễ.
Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi có dịp trở lại các xã thuộc vùng căn cứ cách mạng trên địa bàn tỉnh. Sau 42 năm giải phóng, kế thừa sức mạnh “thép” và ý chí cách mạng, các địa phương đang dần chuyển mình trong công cuộc đổi mới, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân không ngừng được nâng lên…
Nằm bao quanh dãy núi Ngọc Linh hùng vĩ là các làng đồng bào dân tộc thiểu số người Giẻ - Triêng, Xê Đăng ở các xã Mường Hoong, Ngọc Linh, Đăk Choong, Xốp. Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, vùng đất này là khu căn cứ cách mạng của 2 huyện H30 và H40 (huyện Đăk Glei ngày nay)...
Những ngày cuối năm, trong cái se lạnh của tiết trời Tây Nguyên, tôi tìm về đập Đăk Ui (huyện Đăk Hà)- nơi mang trong mình dấu ấn lịch sử hào hùng. Dòng nước mát lành của đập và sự lao động sáng tạo của bao thế hệ đã biến vùng đất chịu nhiều tàn phá của chiến tranh, thành nơi trù phú và là niềm tự hào không chỉ của huyện Đăk Hà mà còn của tỉnh Kon Tum.