Sau 4 năm thực hiện đề án phát triển cây cà phê xứ lạnh, loại cây trồng này đã thực sự bám rễ trên vùng đất Kon Plông với diện tích không ngừng được mở rộng, sản lượng không ngừng được tăng lên. Và loại cây trồng này đang mở ra hướng làm giàu cho người dân trên địa bàn huyện.
Mặc dù điều kiện khí hậu, đất đai không mấy thuận lợi, nhưng trong những năm qua người dân trên địa bàn xã Tân Lập (huyện Kon Rẫy) quyết tâm không chịu đầu hàng với đói nghèo. Không để cái khó “bó” cái khôn, những người nông dân “một nắng hai sương” ở nơi đây mạnh dạn áp dụng nhiều mô hình mới vào phát triển kinh tế hộ gia đình, mang lại thu nhập cao và góp phần đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi ở địa phương...
Để giúp nông dân có nhiều cơ hội phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, xã Đăk Tăng (huyện Kon Plông) đã tích cực vận động người dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Nhờ đó, kinh tế của xã bước đầu đã có thay đổi, nhiều hộ đồng bào DTTS có cơ hội vươn lên thoát nghèo.
Ngày 10/1, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua năm 2017, đồng thời phát động thi đua, xây dựng hợp tác xã điển hình tiên tiến năm 2018.
Trước tình trạng ngộ độc thực phẩm, rau, củ, quả tồn dư lượng hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, ngành Nông nghiệp tỉnh chỉ đạo một số đơn vị trực thuộc hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn theo chuỗi. Sản xuất và cung ứng rau an toàn theo chuỗi, bước đầu kết nối với người tiêu dùng.
Trong hai năm trở lại đây, làn sóng khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh có tín hiệu ngày một phát triển. Chưa bao giờ cụm từ “start-up” (giai đoạn lập nghiệp hay mở đầu) lại trở nên quen thuộc và hấp dẫn bạn trẻ đang bước vào giai đoạn khởi tạo sự nghiệp.
Gần 1 năm tổ chức Diễn đàn “Khởi nghiệp và sự gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp”, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum đã xây dựng các chương trình, hoạt động thu hút sinh viên đam mê khởi nghiệp, biến các ý tưởng khởi nghiệp trở thành dự án triển khai vào thực tế...
Tháng 6 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung sâm Ngọc Linh vào danh mục sản phẩm quốc gia, thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020. Sâm Ngọc Linh cũng là sản phẩm quốc gia đầu tiên trong lĩnh vực dược liệu. Là một trong hai địa phương được Cục Sở hữu trí tuệ- Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chỉ dẫn địa lý sản phẩm Sâm củ Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum đang có những bước đi vững chắc để bảo tồn, phát triển cây sâm và xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm này.
Tết là mùa mua sắm lớn nhất năm. Đến thời điểm này, các doanh nghiệp, siêu thị, đại lý hầu như đã hoàn tất việc dự trữ hàng hoá, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng dịp tết. Riêng các tiểu thương tại các chợ truyền thống, các cửa hàng nhỏ lẻ có phần thận trọng trong việc trữ hàng.
Ngày 5/1, tại Khu Du lịch sinh thái Măng Đen (xã Đăk Long, huyện Kon Plông), Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức khai trương Phân viện Nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Sài Gòn tại Tây Nguyên.
Xây dựng chuỗi liên kết “4 nhà” trong sản xuất nông nghiệp nhằm gắn sản xuất, chế biến và tiêu thụ để thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững là hướng đi đang được huyện Đăk Hà triển khai sâu rộng. Việc “4 nhà” cùng bắt tay làm nông nghiệp đã giúp Đăk Hà từng bước xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, phát triển.
Trong các năm qua, chương trình bình ổn thị trường tết đã khẳng định được vai trò trong việc định hướng giá của các mặt hàng thiết yếu, hạn chế và kiểm soát được hiện tượng đầu cơ, tăng giá đột biến. Qua đó, đã góp phần ổn định thị trường trong thời gian cao điểm. Trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm nay, nhằm bình ổn giá cả thị trường, đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm các mặt hàng thiết yếu, phục vụ đời sống nhân dân; Sở Công thương đang tích cực triển khai các giải pháp bình ổn thị trường.
Bà Y Hếp (thôn Đăk Tang, xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) và ông Lê Văn Bảy (thôn 8, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà) là 2 trong số 4 nông dân tiêu biểu của tỉnh được cử đi tham dự Hội nghị Biểu dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức tại thủ đô Hà Nội vào tháng 9/2017. Cần cù, chịu khó và biết cách làm ăn, họ đã có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm từ nông nghiệp.
Những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu hàng hoá của tỉnh ta nói chung và các mặt hàng thuộc nhóm hàng nông sản nói riêng đã gặt hái được những kết quả đáng kể. Với nỗ lực mở cửa và giữ vững thị trường của các doanh nghiệp, sự hỗ trợ của các cấp, các ngành chức năng đã tạo ra “dấu ấn” trong xuất khẩu hàng hoá nông sản, nhất là trong năm 2017 này.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung, việc đặt ra mục tiêu tăng trưởng (giai đoạn 2016-2020) 9% của tỉnh là khá cao. Nhưng chính áp lực tạo ra động lực, với nhiều nỗ lực, năm 2017, tỉnh ta đạt tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn 12.302 tỷ đồng, tăng 9,01% so với cùng kỳ năm trước và đạt kế hoạch đề ra. Lần đầu tiên tỉnh hoàn thành vượt mức 14/14 chỉ tiêu về kinh tế - xã hội và môi trường.
Đến Sa Thầy những ngày này mới cảm nhận hết được niềm vui của bà con nơi đây. Không vui sao được khi sau một năm nỗ lực, phấn đấu, 824 hộ đã thoát nghèo, 332 hộ thoát cận nghèo. Không còn cảnh ăn bữa nay, lo bữa mai, nhiều hộ gia đình đã rục rịch đón năm mới với niềm hân hoan, phấn khởi.
Cơ quan chức năng đã phát hiện dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn bò tại thôn 2, xã Ia Dal, huyện Ia H'Drai với 44 con bò trong tổng đàn bò 64 con của 14 hộ chăn nuôi. Công tác phòng chống dịch bệnh đang được tích cực triển khai.
Kon Tum là địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại và giá trị sử dụng, nên công tác quản lý luôn phức tạp và nhiều áp lực. Trong tình hình đó, việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản được đánh giá là giải pháp đem lại nhiều lợi ích bởi sự minh bạch của nó...
Những ngày cuối năm, trong cái se lạnh của tiết trời Tây Nguyên, tôi tìm về đập Đăk Ui (huyện Đăk Hà)- nơi mang trong mình dấu ấn lịch sử hào hùng. Dòng nước mát lành của đập và sự lao động sáng tạo của bao thế hệ đã biến vùng đất chịu nhiều tàn phá của chiến tranh, thành nơi trù phú và là niềm tự hào không chỉ của huyện Đăk Hà mà còn của tỉnh Kon Tum.