Trước thềm xuân Kỷ Hợi 2019, chúng tôi theo đoàn công tác của Vùng II Hải quân ra thăm cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1. Mặc cho sóng to gió lớn, đoàn chúng tôi vẫn cố gắng lên thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1/19 – một trong những đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ chủ quyền vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Những ngày đầu năm mới 2019, tại Cảng vụ Lữ đoàn 171 (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tổ chức 2 đoàn công tác đi thăm, chuyển quà tặng, tặng quà và chúc Tết cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.
Trước Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải Quân tổ chức 2 đoàn công tác đi thăm, tặng quà, chúc tết cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển phía Nam của Tổ quốc.
Từ ngày 5-16/1, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Vùng II Hải quân tổ chức tàu Trường Sa 08, do đồng chí Đại tá Nguyễn Quốc Văn - Phó Tư lệnh Vùng II Hải quân - làm Trưởng đoàn, chở Đoàn công tác số 1 đi kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu, thăm và chúc Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân tại 10 nhà giàn thuộc Nhà giàn DK1 trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.
Mùa Xuân ở Trường Sa dường như đến sớm hơn đất liền. Mới đầu tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) không khí chuẩn bị đón Tết của các chiến sĩ Hải quân ở quần đảo Trường Sa đã náo nức, rộn ràng. Khi những con tàu cập đảo mang theo hơi ấm từ đất liền cũng là lúc người lính đảo chào đón xuân mới. Hương vị ngày Tết từ đất liền giúp các chiến sĩ vơi đi nỗi nhớ quê hương, gia đình, bạn bè… để thêm chắc tay súng giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Những ngày cuối năm, khi các đồng nghiệp của tôi đang háo hức chuẩn bị lên đường cùng đoàn công tác của Quân chủng Hải quân “mang Tết” ra Trường Sa, tôi lại nhớ Trường Sa đến nao lòng. Gần 10 tháng trôi qua, nhưng hành trình đầy ý nghĩa đến với Trường Sa vẫn luôn hiện hữu trong tôi như một thước phim quay chậm…
Mới đó mà đã tròn một năm kể từ ngày tôi đến với Trường Sa. Một năm trôi qua, nhưng ấn tượng về đêm văn nghệ “cây nhà lá vườn” giữa quần đảo Trường Sa thân yêu vẫn không thể phai mờ trong tôi...
Từ ngày 5-16/1, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải Quân tổ chức 2 đoàn công tác đi thăm, tặng quà, chúc tết cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo thềm lục địa phía nam nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.
Chiều 4/1, tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải Quân tổ chức gặp mặt đoàn cán bộ, phóng viên đi thăm, chúc mừng năm mới nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đối với cán bộ, nhân viên Nhà giàn DK1 và các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển.
Mỗi khi có đoàn đến Trường Sa, những người lính đảo lại hồi hộp chờ đợi những lá thư mang tình cảm yêu thương từ đất liền. Và, chính những cánh thư mang “hơi ấm đất liền” đó đã tiếp thêm sức mạnh cho những người lính đảo vững tay súng, bảo vệ vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc.
Trường Sa thấm đẫm máu xương của biết bao thế hệ cha ông chúng ta hiến dâng để bảo vệ bình yên vùng trời, vùng biển chủ quyền đất nước. Trường Sa là niềm mong ước, là khát khao được đặt chân đến của bao người. Những kỷ vật Trường Sa luôn được nâng niu, trân trọng, là hành trang không thể thiếu trong cuộc đời người lính Trường Sa và cả những ai có dịp đến Trường Sa…
Trồng rau trên quần đảo Trường Sa. Thoạt nghe, ít ai có thể tin được, bởi khí hậu ở đây vốn khắc nghiệt, với nắng chói chang, gió biển và cả mưa bão dữ dội luôn “chực chờ kéo đến”. Thế mà cán bộ, chiến sĩ trên quần đảo Trường Sa “chắt chiu” từng tý để trồng những vườn rau xanh nhằm cải thiện bữa ăn hàng ngày của bộ đội. Sự cần mẫn lao động của những chiến sĩ hải quân đã tạo ra màu xanh hút mắt của những vườn rau trên đảo, bất chấp sự khắc nghiệt nơi đảo xa…
Trở về từ chuyến thăm Trường Sa, trong tôi đầy ắp những kỷ niệm. Trong đó, kỷ niệm về tình người, những yêu thương chia sẻ giữa đất liền với cán bộ, chiến sĩ nơi đảo xa khiến tôi luôn bồi hồi, xúc động…
Sáng 10/10, tại Thư viện huyện Sa Thầy, Sở Thông tin - Truyền thông và Sở Văn hóa, Thể thao - Du lịch phối hợp với UBND huyện Sa Thầy tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm Bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.
Mỗi chuyến thăm Trường Sa của các đoàn công tác thường kéo dài khoảng 10 ngày. Hành trình vượt sóng, những câu chuyện vui trên tàu không chỉ giúp chúng tôi quên đi mệt mỏi của những cơn say nắng, say sóng, mà còn giúp mọi người xích lại gần nhau hơn…
Trong hành trình đến với Trường Sa vào tháng 5/2018, nhà giàn DK1/7 (còn gọi là nhà giàn Huyền Trân) là điểm cuối cùng đoàn chúng tôi tới thăm trước khi trở về đất liền. Đặt chân lên “pháo đài thép” giữa biển cả mênh mông, càng thêm cảm phục tinh thần, ý chí của những cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm bám trụ nơi đây…
Mỗi chuyến thăm Trường Sa của các đoàn công tác, trên tàu luôn có một tổ chuyên phục vụ nấu ăn nhằm đảm bảo sức khỏe cho đại biểu, qua đó góp phần không nhỏ vào thành công của các chuyến đi…
Tháng 7 về thật rồi, về theo cái cách an nhiên, lặng lẽ nhất. Tháng 7 này, trời Kon Tum mang theo cả những cơn mưa dai dẳng. Tháng 7 về, giữa những ngày bình yên trong cuộc sống hôm nay, đồng bào cả nước và nhân dân các địa phương trong tỉnh lại hướng về ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 bằng nhiều hình thức, nội dung hoạt động để tri ân công ơn các anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng, những thương binh, bệnh binh, người hoạt động cách mạng và thân nhân các gia đình liệt sĩ.
Không quản ngại gian khó, những người canh giữ ngọn hải đăng luôn tận tâm, tận lực để “đèn biển” trên quần đảo Trường Sa sáng mãi giữa biển khơi bao la. Bởi, hơn ai hết, họ hiểu rằng ánh sáng tỏa ra từ những ngọn hải đăng không chỉ có tác dụng “soi đường, định vị” đảm bảo an toàn cho tàu thuyền trên biển mà nó còn mang ý nghĩa khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông…
Trong hải trình thăm quần đảo Trường Sa, Sinh Tồn Đông là điểm đảo thứ 5 đoàn chúng tôi ghé thăm. Đặt chân lên đảo, người tình nguyện làm “hướng dẫn viên” cho tôi là bếp trưởng Bùi Minh Nam. Vậy là cuộc trò chuyện giữa chúng tôi tập trung chủ yếu quanh chuyện bếp núc trên hòn đảo tiền tiêu này…
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.