Nghề báo cho chúng tôi cơ hội được đi nhiều. Với tôi, mỗi chuyến đi là một dịp trải nghiệm với những kỷ niệm khó quên. Lần đầu tiên được tác nghiệp ở Trường Sa-“nơi đầu sóng ngọn gió” là dấu ấn không thể quên trong đời làm báo của tôi, bởi tôi được đặt chân đến vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Với những người làm báo, ai cũng hiểu cơ hội để đến với Trường Sa là không nhiều. Bởi vậy, mỗi khi có dịp, dường như các phóng viên đều chung một suy nghĩ, hành động: Đó là sự dấn thân, tranh thủ hết mình trong công việc ở mọi nơi, mọi lúc… Cho dù điều kiện sinh hoạt hết sức lạ lẫm. Thời tiết ở biển đảo cũng vô cùng khắc nghiệt. Nắng, nóng. Sóng, gió quần quật cả ngày lẫn đêm!
Chỉ có thể nói rằng, tôi đã thật may mắn và hạnh phúc khi được đến với Trường Sa. Tạm biệt Trường Sa, cảm giác lâng lâng của những cơn say sóng, cảm xúc trọn vẹn về hành trình kết nối yêu thương vẫn như ngọn lửa âm ỉ cháy trong tôi…
Trong chuyến hải trình đến với Trường Sa đầu năm 2018, đảo Tiên Nữ là một trong 6 đảo mà chúng tôi được may mắn đặt chân đến. Chính cái tên Tiên Nữ và vẻ đẹp của đảo chìm này để lại cho chúng tôi nhiều ấn tượng đẹp.
Đảo Phan Vinh là đảo đầu tiên trong hải trình đến với 12 điểm đảo ở quần đảo Trường Sa mà chúng tôi được đặt chân đến vào những ngày đầu năm 2018. Khi ấy, dấu vết tàn phá của cơn bão Tembin vẫn còn hiện hữu, nhưng chúng tôi được chứng kiến ở nơi đây sức sống mãnh liệt của một hòn đảo mang tên người con kiên trung của Tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió...
Trong chuyến công tác ra thăm, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa vào những ngày đầu tháng 5/2018 của đoàn công tác số 12, tôi đặc biệt ấn tượng với những công dân nhí trên đảo Trường Sa - những chồi non đang vững chãi trưởng thành trên quần đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Ngày 19/5, tại Nhà Văn hóa Trung đoàn 24 (Sư đoàn 10, Quân đoàn 3) đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.
Thật vinh dự và tự hào, đúng dịp kỷ niệm 43 năm ngày Giải phóng Trường Sa, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, từ ngày 2-10/5, tôi được tham gia cùng Đoàn công tác số 12, do Đại tá Nguyễn Thế Tốt - Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân làm trưởng đoàn, đi thăm quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.
Xuất phát từ Cảng quốc tế Cam Ranh, trong 9 ngày, từ 2-10/5, tàu Kiểm ngư Việt Nam KN – 491 đã vượt hành trình trên 1.000 hải lý đưa đoàn công tác số 12, với hơn 200 đại biểu của các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Vĩnh Long, Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh, đoàn nghệ thuật tỉnh An Giang và các đơn vị: Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Học viện Quốc phòng, Quân chủng Hải quân, UBDSGĐ&TE (Bộ Quốc phòng), Tổng cục Dân số (Bộ Y tế), Tập đoàn Bảo Việt (trong đó, tỉnh Kon Tum có 20 đại biểu) ra thăm, động viên quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.
16h30 ngày 9/5, trên tàu kiểm ngư Việt Nam KN-491, Đoàn công tác số 12 đã tổ chức tổng kết chuyến công tác thăm và kiểm tra quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.
Ngày 9/5, tại huyện Tu Mơ Rông, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với huyện Tu Mơ Rông tổ chức khai mạc Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam- Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.
Ngày thứ 7 trong hành trình đến với Trường Sa và Nhà giàn DK1, đúng 6h30 ngày 8/5, các đại biểu trong đoàn công tác số 12 đã tập trung tại sân bay trên tàu KN-491 làm lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh trên thềm lục địa phía nam – Nhà giàn DK1.
Trường Sa Đông là một trong những đảo nổi, có kết cấu địa lý chủ đạo là bụi đá san hô. Nhiều năm về trước, đảo rất ít cây xanh do chất đất cằn cỗi, cây trồng khó phát triển. Tuy nhiên, hiện nay, ai đó có dịp đến với Tường Sa Đông và nhiều đảo nổi của huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, sẽ không khỏi bất ngờ bởi màu xanh của nhiều loại cây trái. Đó chính là kết quả đầy quyết tâm của nhiều thế hệ chiến sĩ Hải quân đã dày công trồng và chăm sóc!
Ngày 6/5, đoàn công tác số 12 đã đến đảo Tốc Tan (A) và đảo Núi Le. Đây là 2 đảo chìm, vì thế điều kiện sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ trên đảo còn rất nhiều khó khăn. Thời tiết, khí hậu ở hai đảo này khá khắc nghiệt, nắng nóng, giông gió thất thường, nguồn nước ngọt khan hiếm.
6h30 ngày 4/5, tàu thả neo, đưa các đại biểu tới thăm đảo Sơn Ca. Đảo Sơn Ca là một đảo cát nhỏ thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa, cách cảng Cam Ranh 331 hải lý (613km) về phía đông. Đảo này là một phần của xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà.
Sau hơn 30 giờ hành trình trên biển, 14h ngày 3/5, tàu thả neo, 18 chuyến xuồng đưa đại biểu thăm đảo Song Tử Tây và đảo Đá Nam, trong đó có 16 chuyến xuồng đưa đại biểu thăm dào Song Tử Tây. Đoàn Kon Tum có 18 đại biểu được tới thăm đảo Song Tử Tây, 2 đại biểu thăm đảo Đá Nam.
Chiều 1/5, tại hội trường Khách sạn Trường Sa (thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà), đoàn công tác số 12 tổ chức họp triển khai kế hoạch đi thăm, làm việc tại quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 năm 2018.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.