Trong chuyến công tác thăm và chúc Tết cán bộ chiến sĩ các nhà giàn đang làm nhiệm vụ bảo vệ thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc vào tháng 1/ 2019, do điều kiện thời tiết không thuận lợi, chúng tôi chỉ lên được một Nhà giàn DK1. Đó là Nhà giàn DK1/19, thuộc cụm Quế Đường. Đây là lần đầu tiên tôi được tận mắt chứng kiến nhà giàn.
Ai một lần được đến thăm Trường Sa cũng ngỡ ngàng về sức sống mãnh liệt của hệ thống cây xanh, vườn rau xanh mướt vươn mình giữa mênh mông biển trời. Sức sống ấy không chỉ nhờ sự tận tụy, chịu khó chăm sóc của cán bộ, chiến sĩ ở Trường Sa mà còn nhờ nguồn nước ngọt ở đảo hiện nay không còn khan hiếm như ngày xưa…
Sáng 25/10, tại căn cứ Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo giữa Quân chủng Hải quân với 63 tỉnh, thành phố và 15 cơ quan, đơn vị.
Đầu năm 2018, trong đoàn công tác đến với Trường Sa trên con tàu HQ561 mà tôi đi cùng hầu hết là nam giới, chỉ vỏn vẹn có 5 người phụ nữ. Trong khi khá nhiều “đấng mày râu” chếnh choáng say sóng thì 5 “cánh hồng” vẫn kiên cường vượt qua cơn say sóng, đến Trường Sa thân yêu.
Trên các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa, các cán bộ, chiến sĩ đều nuôi rất nhiều chó. Những con chó rất khôn ngoan, thân thiện, hàng ngày quấn quít bên chân các chiến sĩ, cùng chiến sĩ đi tuần tra, canh gác...
Trường Sa, nơi ấy là máu thịt của Tổ quốc; là nơi tình yêu của đất liền, của triệu triệu người dân Việt Nam luôn hướng về; là sự đau đáu, trăn trở của các thế hệ đi trước; là quyết tâm, là niềm tin sẽ bảo vệ vững chắc chủ quyền của các thế hệ hôm nay và mai sau.
Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, hình ảnh Tàu bệnh viện HQ561 của Quân chủng Hải quân luôn là điểm tựa vững chắc cho quân dân trên các điểm đảo và ngư dân đang đánh bắt trên biển để họ yên tâm làm nhiệm vụ canh giữ vùng trời, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc và khai thác nguồn lợi thuỷ sản, đóng góp cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Trong quá trình công tác, thiếu úy Nguyễn Xuân Tường luôn nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu, phát huy dân chủ, coi trọng trí tuệ tập thể. Anh luôn gần gũi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bộ đội, truyền thụ kinh nghiệm thực tiễn cho chiến sĩ, thi đua cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Trung tá Nguyễn Xuân Mạnh - Phó Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Nhà giàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng II Hải quân năm nay 47 tuổi, quê gốc huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Trải qua gần 30 năm công tác trong lực lượng Hải quân, anh đã có 14 năm trực tiếp tham gia công tác tại các nhà giàn DK1 trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.
Có niềm vinh dự nào hơn khi được cống hiến, được góp sức mình giữ gìn sự bình yên cho biển đảo Tổ quốc. Mang trong mình lòng tự hào ấy, mỗi người lính nơi Trường Sa luôn vững tin vượt qua muôn nghìn gian khó, vững vàng nơi đầu sóng, canh giữ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc...
Nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và lợi ích lâu dài của đất nước, ngày 5/7/1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ban hành Chỉ thị số 180 về việc xây dựng Cụm Kinh tế - Khoa học - Dịch vụ (DK1) tại khu vực bãi đá ngầm trên thềm lục địa phía Nam, thuộc Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo (nay là tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).
Trong chuyến công tác tại các Nhà giàn DK1 trên vùng biển phía nam đầu năm nay, tôi có dịp làm quen với thiếu tá Nguyễn Văn Phơn, 46 tuổi, là bếp trưởng tàu Trường Sa 08 thuộc Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân.
Trở về sau hải trình thăm cán bộ, chiến sĩ Đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1, các thành viên trong Đoàn công tác số 10 đều có cùng cung bậc cảm xúc, cảm phục những người lính Hải quân đang ngày đêm kiên cường bám đảo, giữ biển, đứng gác vì sự bình yên của Tổ quốc.
Chiều 5/5, tại Lữ Đoàn 125, Quân chủng Hải Quân, Đoàn công tác số 10 tổ chức họp đoàn trước khi khởi hành ra thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) và Nhà giàn DK1 vào sáng 6/5. Chuẩn Đô đốc Lương Việt Hùng - Phó Tư lệnh Quân chủng Hải Quân, Trưởng đoàn công tác chủ trì cuộc họp.
Những năm qua, ngoài thực hiện nhiệm vụ quốc phòng kết hợp kinh tế, cán bộ, chiến sĩ Hải đoàn 129, Quân cảng Sài Gòn, Quân chủng Hải quân đang ngày đêm bám trụ ở các âu tàu, làng chài thuộc Quần đảo Trường Sa. Đây còn là chỗ dựa vững chắc để ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển, giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Thực hiện Chương trình ký kết phối hợp tuyên truyền biển đảo giữa Đảng ủy Quân chủng Hải quân với Tỉnh ủy Kon Tum, năm 2018, Đảng ủy Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền biển đảo với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum.
Chiều 5/4, tại Hội trường Ngọc Linh (thành phố Kon Tum), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo năm 2019. Tham gia Hội nghị, có hơn 500 đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh.
Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc trong tình hình mới và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, ngày 19/3/2009, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 671 thành lập Vùng 2 Hải quân.
Sáng 11/1, tại Nhà giàn DK1/2, Bộ Tư lệnh Vùng II Hải quân Việt Nam chở đoàn nhà báo trong nước và đại diện một số đơn vị liên quan ra chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1 nhân dịp Xuân Kỷ Hợi năm 2019, đã tổ chức thả vòng hoa và làm Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong không khí trang nghiêm và lòng tiếc thương vô hạn, tất cả các thành viên trong đoàn đều bồi hồi xúc động thắp nén nhang tưởng nhớ và kính cẩn nghiêng mình tri ân các anh...
Những con tàu đầy ắp quà ghé thăm, chúc Tết quân và dân trên các điểm đảo của quần đảo Trường Sa những ngày cuối năm không chỉ góp phần mang cả mùa xuân từ đất liền ra biển, mà còn thắt chặt hơn tình cảm của cả nước đối với nơi “đầu sóng ngọn gió” của Tổ quốc.
Dù đời sống kinh tế vẫn còn đó những vất vả, khó khăn, nhưng bà con người Thái tại huyện Ia H’Drai vẫn luôn biết cách gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Từ việc dệt thổ cẩm, cho đến những giai điệu cồng chiêng, điệu xòe, điệu sạp đầy lôi cuốn, tất cả tạo nên một không gian văn hóa mang đậm sắc Thái tại miền biên viễn của Tổ quốc.