Tháng 3 hằng năm, khi mùa khô bắt đầu cũng là thời điểm thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông) chìm đắm trong “biển mây”. Mây thường xuất hiện vào lúc bình minh. Những làn mây trắng bồng bềnh hòa cùng ánh nắng ngày mới tạo nên cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, khiến nhiều người xao xuyến.
Mùa nước đổ ở Ngọc Linh (huyện Đăk Glei) thường kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm. Nước đổ từ bậc ruộng này sang bậc ruộng khác, tạo nên một bức họa sắc màu kỳ vĩ. Đến Ngọc Linh vào dịp này, du khách sẽ cảm nhận rõ hơn sự bình yên giữa đất trời, thiên nhiên và con người nơi đây.
Nhà rông làng Kon Jơ Dri (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) được xem là một trong những nhà rông Ba Na đẹp ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, qua thời gian dài chịu mưa, chịu nắng, nhà rông bị hư hỏng, xuống cấp, dân làng lại chung tay góp công, góp sức sửa chữa, gìn giữ mái nhà chung của làng luôn đẹp với thời gian.
Quốc bảo- Sâm Ngọc Linh được thiên nhiên ưu đãi cho vùng núi Ngọc Linh ở Kon Tum và Quảng Nam. Tận dụng lợi thế này, thời gian quan, đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở Kon Tum đang tích cực phát triển trở thành cây trồng chủ lực để vừa xóa nghèo và vươn lên làm giàu. Đến nay, toàn tỉnh đã trồng được gần 2400 ha sâm Ngọc Linh, chủ yếu nằm trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông. Nhờ sâm Ngọc Linh mà người Xơ Đăng dưới chân núi Ngọc Linh không chỉ thoát nghèo bền vững mà còn vươn lên làm giàu.
Gần 10 năm thành lập, từ vùng đất khô cằn, làng tái định cư Đăk Krăk (xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum) đã có nhiều thay đổi, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Đăk Krăk đang trở thành một làng quê trù phú, điển hình cho chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc nâng cao đời sống của người dân.
Những ngày đầu Xuân mới Giáp Thìn 2024, cung đường Hồ Chí Minh, đoạn qua xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum ngập sắc hoa ban đỏ khiến người qua đây không khỏi ngỡ ngàng thích thú.
Tranh thủ dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhiều người dân đến Khu du lịch sinh thái Măng Đen (huyện Kon Plông) và những địa điểm công cộng được trang hoàng lộng lẫy ở các địa phương trên địa bàn tỉnh để vui chơi, thưởng ngoạn.
Người Thái di cư vào mảnh đất Kon Tum sinh sống trải khắp trên các huyện Đăk Hà, Ngọc Hồi, Ia H'Drai. Điệu múa Xòe trong hội xuân, hội mùa và hội cưới, hoà nhập liên hoan cồng chiêng Tây Nguyên càng làm thêm phong phú văn hoá dân tộc.
Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng đang là cao điểm của mùa khô. Nhiều tháng nay không có mưa, cây trồng khát nước, trong đó, có sâm Ngọc Linh. Để giúp cây sâm Ngọc Linh sống sót qua mùa hạn, song song với việc sửa soạn tết, bà con đồng bào Xơ Đăng ở vùng cao Tu Mơ Rông còn tất bật lên núi chống hạn cho cây sâm Ngọc Linh. Những giọt nước mát lành giúp đất tơi xốp, giữ ẩm cho cây đâm chồi và giúp cây sâm sinh trưởng tươi tốt hơn.
Tết đến Xuân về, các cơ quan, địa phương, đơn vị cùng phối hợp tổ chức ngày hội bánh chưng xanh để trao tặng bà con nghèo những phần quà ý nghĩa. Bên nồi bánh chưng xanh dưới mái nhà rông cảm nhận không khí mùa Xuân về tràn ngập niềm vui, hạnh phúc.
Do không có nhà máy chế biến lớn nên người dân ở vùng dược liệu Kon Tum chưa thể bung sức trồng sâm dây dù nguồn lực đất đai còn nhiều. Hơn nữa, cũng vì không có nhà máy nên có thời điểm mưa gió, bà con không vận chuyển đi bán được, sâm dây giảm chất lượng. Nếu có nhà máy chế biến sâm dây, sẽ giải quyết được đầu ra, giúp người dân Xơ Đăng yên tâm mở rộng trồng, hướng đến làm giàu trên chính mảnh đất của mình.
Đón xuân Giáp Thìn 2024, thành phố Kon Tum đẩy mạnh công tác chỉnh trang đô thị. Các tuyến đường, khu vực công cộng và trung tâm thành phố được trang trí cờ, hoa rực rỡ, tạo không khí sôi nổi đón chào năm mới, phục vụ nhu cầu vui Xuân, đón Tết của người dân.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Hội chợ hoa xuân lớn nhất thành phố Kon Tum với gần 500 gian hàng kinh doanh các sản phẩm Tết thu hút đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo nên không khí Xuân vui tươi, rộn ràng.
Nhân dịp Tết đến Xuân về và trong không khí vui tươi của Ngày hội Bánh chưng xanh năm nay, nhân dân các DTTS trên địa bàn xã biên giới Mô Rai, huyện Sa Thầy được Đoàn Kinh tế quốc phòng 78 (Binh đoàn 15), Đồn Biên phòng Mo Rai (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh), Hội LHPN tỉnh, UBND xã Mô Rai (huyện Sa Thầy) phối hợp tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa, góp phần giúp vui Xuân, đón Tết sum vầy, thể hiện tình quân dân thắm thiết, tạo niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Trong tiết trời se lạnh những ngày cuối năm, cũng là lúc bà con các thôn làng đang rộn ràng chuẩn bị cho một cái tết sum vầy no ấm bên người thân và gia đình.
Gần Tết là thời điểm những cơ sở, gia đình làm nghề truyền thống tất bật đẩy nhanh tiến độ sản xuất để đưa ra thị trường các sản phẩm bánh, thực phẩm khô chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Nhờ đó, những người làm nghề vừa có thêm thu nhập để lo Tết, vừa có điều kiện giữ gìn nghề.
Nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế, thế mạnh nông nghiệp của địa phương, thời gian qua, huyện Đăk Hà luôn quan tâm, chú trọng phát triển bền vững các sản phẩm nông nghiệp và tìm đầu ra cho sản phẩm. Huyện Đăk Hà cũng đã tăng cường công tác lãnh đạo, tranh thủ các nguồn lực để thúc đẩy liên kết, phát triển các sản phẩm nông sản sạch đặc trưng, sản phẩm chủ lực của huyện như cà phê, các loại trái cây, gạo thơm. Nhiều sản phẩm của huyện đã được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh hạng 3, 4 sao; 1 sản phẩm cấp quốc gia hạng 5 sao.
Nhiều người dân làng Plei Rơ Hai, phường Lê Lợi, thành phố Kon Tum hối hả, bận rộn với công việc chẻ lạt gói bánh chưng Tết. Công việc này những năm gần đây đã giúp nhiều phụ nữ kiếm được một khoản tiền mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Xuân đã đến bên thềm cùng muôn hoa khoe sắc màu rực rỡ. Đất trời giao hòa, lòng người cũng rộn rã bao niềm vui, niềm hân hoan chào đón năm mới. Cùng ngắm nhìn vẻ đẹp bên thềm Xuân qua những bức ảnh thật dễ thương của nghệ sĩ nhiếp ảnh Minh Đức.
Những ngày cận Tết, người trồng mai, đào lại tranh thủ thời gian, tất bật ra vườn chăm sóc, cắt tỉa, tưới nước, để kịp phục vụ nhu cầu chơi hoa vào ngày Tết của người dân.
Dù đời sống kinh tế vẫn còn đó những vất vả, khó khăn, nhưng bà con người Thái tại huyện Ia H’Drai vẫn luôn biết cách gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Từ việc dệt thổ cẩm, cho đến những giai điệu cồng chiêng, điệu xòe, điệu sạp đầy lôi cuốn, tất cả tạo nên một không gian văn hóa mang đậm sắc Thái tại miền biên viễn của Tổ quốc.