Những năm qua, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số được các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh quan tâm thực hiện; trong đó, có sự đóng góp quý báu của các nghệ nhân, già làng, người cao tuổi.
Được sự quan tâm hỗ trợ của Hội LHPN các cấp và sự đồng hành, tài trợ của tổ chức phi chính phủ Plan, xã Măng Bút (huyện Kon Plông) đã thành lập được Tổ hợp tác sản xuất, chế biến sản phẩm từ gạo đỏ truyền thống.
Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, của cả hệ thống chính trị, trong đó, nhân dân là chủ thể, Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách. Phát huy truyền thống 61 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum triển khai nhiệm vụ quan trọng này với nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới.
Nhân dịp tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ đón nhận Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” cho Tập thể chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tại Ngục Kon Tum, xin giới thiệu cùng bạn đọc những hình ảnh tư liệu lịch sử về Ngục Kon Tum từ những năm 1930.
Từ vùng đất sỏi đá, bị chiến tranh tàn phá nặng nề dưới chân đồi Sạc Ly, nhưng nhờ có những cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu trong việc đưa chủ trương của Đảng đi vào đời sống, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy trở thành vùng chuyên canh cây ăn quả, cây công nghiệp trù phú, giúp người dân vươn lên làm giàu.
Khi cơn mưa rừng cuối thu thưa dần, bà con người Xơ Đăng trên đỉnh Ngọc Linh tất bật vào vụ thu hoạch hạt, cắt tỉa cành lá để cho sâm Ngọc Linh vào mùa dưỡng củ.
Gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của người Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng), trong thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân ở thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông đẩy mạnh phát triển du lịch, thu hút và giữ chân du khách, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Ngày 15/9, hàng trăm người dân, các hội, nhóm trên địa bàn tỉnh đã quyên góp ủng hộ hàng trăm tấn hàng nhu yếu phẩm nhằm chung tay hỗ trợ người dân, cũng như các lực lượng quân đội, dân quân, du kích… đang ngày đêm chung sức cùng các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống kinh tế - xã hội.
Người nghèo được hỗ trợ các mô hình sản xuất, chăn nuôi, xóa nhà tạm... sự giúp đỡ quý giá trên được kỳ vọng sẽ tiếp sức cho người nghèo ở các thôn làng vùng sâu, vùng xa, khó khăn có thêm cơ hội thoát nghèo bền vững.
Phát huy tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, mấy ngày nay, trên địa bàn thành phố Kon Tum, nhiều tổ chức, cá nhân, các hội, nhóm đã kêu gọi ủng hộ nhu yếu phẩm hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
Đó là câu chuyện của 20 hộ DTTS ở làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông. Người dân mạnh dạn bỏ tiền túi, đến tham quan các làng du lịch cộng đồng ở các tỉnh phía Bắc để học hỏi, hình dung cách làm du lịch cộng đồng, từ đó vận dụng, triển khai phù hợp tại địa phương.
Hiện nay, xã Hơ Moong (huyện Sa Thầy) đã đạt chuẩn 14/19 tiêu chí của xã nông thôn mới. Các tiêu chí xã chưa đạt chuẩn gồm quy hoạch, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở dân cư, môi trường và an toàn thực phẩm. Cấp ủy, chính quyền xã Hơ Moong đang nỗ lực triển khai các giải pháp nhằm đạt chuẩn 19/19 tiêu chí, phấn đấu đưa xã về đích nông thôn mới vào cuối năm 2024.
Vào khoảng thời gian cuối tháng 7, đầu tháng 8 trên những cánh đồng các xã Đăk Choong, Mường Hoong, Ngọc Linh (huyện Đăk Glei), lúa bắt đầu chín vàng, người Xơ Đăng cũng bắt đầu xuống đồng thu hoạch vụ lúa hè thu. Du khách không khỏi ngỡ ngàng trước sắc vàng óng ả của những thửa ruộng bậc thang, không gian nơi đây đẹp đến nao lòng.
Xã Ia Chim (thành phố Kon Tum) có diện tích cây ăn quả lớn, đa dạng chủng loại trái cây như sầu riêng, mít, ổi, bưởi, cam, chuối, bơ, nhãn. Đến đây, du khách có thể vừa thư thả trải nghiệm vườn cây, vừa thưởng thức những loại trái cây tươi ngon ngay tại chỗ. Đồng thời
có thể đi thuyền ngắm những thắng cảnh đẹp lòng hồ thủy điện Ia Ly, tìm hiểu cuộc sống của ngư dân làng chài bên bờ sông Sê San và
văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc của người Gia Rai, như lễ hội Pơ thi, cồng chiêng, đan lát, dệt thổ cẩm và rượu cần.
Triển khai Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2024, tuổi trẻ Đoàn Khối cơ quan và doanh nghiệp (CQ&DN) tỉnh đã phát huy tinh thần xung kích, nhiệt huyết, tổ chức thực hiện nhiều công trình, phần việc thiết thực và ý nghĩa.
Hàng năm vào dịp Quốc khánh (2/9- Tết Độc lập), cùng với đồng bào cả nước hân hoan tổ chức nhiều hoạt động chào mừng, bà con đồng bào DTTS Xơ Đăng ở vùng khó dưới chân núi Ngọc Linh huyện Tu Mơ Rông cũng đón mừng ngày Quốc khánh theo cách riêng mang đậm đà bản sắc dân tộc.
Từ ngày 28-29/8, tại Hội trường Ngọc Linh, Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2024 – 2029 đã diễn ra trọng thể với sự tham gia của 277 đại biểu chính thức đại diện cho 43 dân tộc anh em, người uy tín, khu dân cư, các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam tỉnh, cơ quan liên quan đến công tác mặt trận tỉnh. Bà Y Thị Bích Thọ được Đại hội tín nhiệm bầu giữ chức danh Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh.
Ngày Quốc khánh 2/9 đã cận kề. Nơi nơi đã rực rỡ cờ hoa. Cùng với treo cờ Tổ quốc ở trước nhà, nhiều người dân còn có những cách thức mới lạ thể hiện lòng tự hào về Ngày Quốc khánh 2/9.
Những ngày này, trên khắp các tuyến đường trung tâm thành phố Kon Tum được trang hoàng cờ Đảng, cờ Tổ quốc rực rỡ chào mừng 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024).
Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.