Nhiều năm qua, hình ảnh ông A Lý ở làng Tu Cấp, xã Tu Mơ Rông (huyện Tu Mơ Rông) ngồi ở cửa nhà, miệt mài đan lát đã quen thuộc với người dân. Hễ dăm bữa nửa tháng, ông A Lý không đan, lũ trẻ con trong làng, người già lại thấy thiếu vắng.
Như một hoạt động thường niên, mỗi dịp Tết đến Xuân về, Trường Tiểu học Đăk Hà (xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông) lại tổ chức những hoạt động trải nghiệm mang Tết cổ truyền đến với các em học sinh DTTS, qua đó mang đến niềm vui, chia sẻ khó khăn, thiếu thốn với các em.
Mùa xuân ở thị trấn Măng Đen, không khí lạnh tràn về, mây mù bao phủ khắp nơi. Trong tiết trời giá lạnh ấy, Măng Đen đẹp bởi sắc hoa đua nở, tạo nên khung cảnh lãng mạn và trữ tình.
Vườn quýt ngọt của ông Trần Văn Thời (thôn Mô Pah, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông) được trồng ngay lưng chừng trên đèo Măng Rơi là mô hình đầu tiên và cũng là duy nhất hiện nay ở huyện Tu Mơ Rông.
Bánh sừng trâu là loại bánh truyền thống gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt, văn hóa của người Thái Đen ở xã Ia Dom (huyện Ia H’Drai). Bánh được người Thái Đen sử dụng để cúng tổ tiên, làm quà biếu khách dịp đầu năm mới và làm đồ sính lễ trong dịp cưới hỏi.
Với những người giữ rừng ở Đăk Tô, dù gặp nhiều gian nan, vất vả, thậm chí là hiểm nguy nhưng họ không quản ngại khó khăn, vẫn ngày đêm bám trụ “ăn ngủ với rừng” để gìn giữ “lá phổi xanh”, bảo vệ sự bình yên cho cây rừng.
Không chỉ được xem là thủ phủ cà phê của tỉnh, Đăk Hà còn là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, cùng với nét văn hóa truyền thống đa dạng của các dân tộc tại chỗ, góp phần đưa du lịch huyện nhà vươn lên tầm cao mới.
Những ngày cuối năm, tuổi trẻ Kon Tum lại hướng về các địa bàn vùng biên giới của tỉnh với những chương trình, hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức tuổi trẻ, người dân về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, đồng thời tạo nguồn động lực để mỗi đoàn viên, thanh niên phát huy hơn nữa vai trò xung kích ở những nơi phên giậu, tiền tiêu của Tổ quốc.
Còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, trên những cánh đồng, bà con nông dân thành phố Kon Tum hối hả chăm sóc, vun trồng cho vườn hoa kịp trổ bông đúng dịp Tết. Đến đây, bạn sẽ cảm nhận được không khí Xuân đang đến gần, muôn hoa khoe sắc cùng tiếng nói, tiếng cười của người trồng hoa.
Những ngày cuối năm, không quản khó khăn, các chiến sĩ công an vẫn đang miệt mài “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, hướng dẫn người dân cài tài khoản định danh điện tử VNeID.
Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong năm 2023, Bảo tàng Thư viên tỉnh phối hợp với chính quyền các cấp huyện Sa Thầy tổ chức phục dựng, bảo tồn Lễ hội mừng nhà rông mới của dân tộc Xơ Đăng, nhánh Hà Lăng tại làng Đăk Đe, xã Rờ Kơi với tổng kinh phí trên 150 triệu đồng. Trong đó kinh phí đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia gần 100 triệu đồng, số còn lại mỗi hộ gia đình trong làng đóng góp từ 50.000 ngàn đồng đến 200.000 ngàn đồng và hàng ngàn ngày công. Nhà rông có chiều cao gần 13m, dài 9,4m, rộng 5m; sàn làm bằng gỗ, mái lợp tranh, tường xung quanh thưng bằng nứa, trang trí hoa văn trong và ngoài theo đúng nguyên mẫu nhà rông truyền thống của người Xơ Đăng, nhánh Hà Lăng.
Lễ mừng nước giọt là nghi lễ mang tính cộng đồng, là một trong những nghi lễ lớn và quan trọng của người Ba Na, thôn Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà.
Hối hả, nhộn nhịp, khẩn trương là điều chúng tôi cảm nhận khi chứng kiến thực tế trên công trường Tỉnh lộ 673 ở các xã Mường Hoong, Ngọc Linh (huyện Đăk Glei) những ngày cuối năm này. Tết đang cận kề, họ chạy đua với thời gian cho con đường hoàn thành để giúp người dân đi lại trong dịp Tết được thuận lợi, an toàn.
Trong những ngày cuối năm, các hoạt động tình nguyện của tuổi trẻ Kon Tum thông qua các công trình, phần việc có ý nghĩa của mình đã lan tỏa hình ảnh đẹp trên khắp địa bàn tỉnh. Và thông qua từng hoạt động tình nguyện, các đoàn viên, thanh niên phát huy vai trò xung kích giúp đỡ thanh, thiếu nhi và nhân dân có hoàn cảnh khó khăn, làm nên những điều ý nghĩa trong cuộc sống.
Tu Mơ Rông là vùng đất đồng bào Xơ Đăng chiếm 95% dân số, nơi đây vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Đó là kho tàng văn hóa quý báu về cồng chiêng, múa xoang. Để tiếng cồng chiêng vang mãi, đồng bào Xơ Đăng vẫn luôn nêu cao ý thức bảo tồn, truyền dạy cho thế hệ trẻ. Đến nay, toàn huyện đã có 12 trường học xây dựng đội cồng chiêng, xoang trong trường. Hội thi cồng chiêng, múa xoang cho thanh thiếu niên các trường học lần thứ I năm 2023 được huyện tổ chức nhằm nâng cao ý thức gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống đối với thế hệ trẻ.
Chào mừng 79 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), các bé Trường Mầm non Thực hành sư phạm Kon Tum được tham gia hoạt động trải nghiệm ý nghĩa "Bé tập làm chú bộ đội".
Ngoài những điểm du lịch đã quen thuộc, đến Măng Đen, du khách có thể khám phá vẻ đẹp lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum, một thắng cảnh đẹp hoang sơ, bí ẩn chưa được nhiều người biết đến. Thủy điện Thượng Kon Tum là công trình thủy điện lớn nhất tỉnh nằm trên sông Đăk Snghé, một nhánh thượng nguồn sông Đăk Bla, thuộc địa bàn xã Đăk Tăng (huyện Kon Plông) và xã Đăk Kôi (huyện Kon Rẫy). Cảnh sắc ở khu vực lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum nên thơ và kỳ vĩ với bao la sóng nước, bao phủ xung quanh là rừng nguyên sinh và rừng trồng.
“Hội thi ẩm thực dược liệu - tinh hoa núi rừng Ngọc Linh” do UBND huyện Tu Mơ Rông đã khép lại nhưng dư âm của hội thi vẫn còn để lại trong du khách cũng như người dân Tu Mơ Rông. Qua đôi bàn tay khéo léo của các đầu bếp, những loại dược liệu mà thiên nhiên ban tặng cho vùng núi Ngọc Linh đã được chế biến thành những món ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, giúp người dân Tu Mơ Rông và du khách hiểu biết và tận dụng lợi thế để nâng tầm giá trị của dược liệu.
Dù đời sống kinh tế vẫn còn đó những vất vả, khó khăn, nhưng bà con người Thái tại huyện Ia H’Drai vẫn luôn biết cách gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Từ việc dệt thổ cẩm, cho đến những giai điệu cồng chiêng, điệu xòe, điệu sạp đầy lôi cuốn, tất cả tạo nên một không gian văn hóa mang đậm sắc Thái tại miền biên viễn của Tổ quốc.