Thời điểm này, không khí lao động của bà con nông dân dọc bãi bồi ven sông Đăk Bla (thành phố KonTum) thật nhộn nhịp, bởi mùa thu hoạch lúa và các loại hoa màu đã bắt đầu. Bên bến sông chiều, nhìn những chiếc thuyền tất bật ngược xuôi chở đầy nông sản về làng mang theo hương đầu mùa với thoang thoảng mùi thơm của rơm, của lúa, của bắp quyện với mùi bùn đất lan tỏa tạo nên khung cảnh bình yên đến xao xuyến lòng người.
Định cư và sinh sống lâu đời ở huyện Kon Plông, đồng bào người Xơ Đăng (Mơ Nâm, Ka Dong), Hrê luôn coi trọng việc gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa đặc trưng của dân tộc mình.
Trong 2 ngày (22-23/4), UBND huyện Ngọc Hồi tổ chức Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc toàn huyện lần thứ V-2024. Ngày hội có hơn 600 nghệ nhân của 8 đơn vị xã, thị trấn trên địa bàn tham gia.
Giữa tháng 3 đến đầu tháng 4, người dân xã Măng Bút (huyện Kon Plông) ra đồng làm đất, đắp bờ, cấy lúa trên những thửa ruộng bậc thang trải rộng khắp các thung lũng, dưới bóng rừng nguyên sinh xanh thẳm.
Tôi cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc đến vỡ òa của những cán bộ và đồng đội cơ sở của H5 hôm ấy. Lưng đã còng, giọng nói cũng không còn trong trẻo như những ngày còn trẻ khỏe, nhưng trái tim của người lính H5 năm nào vẫn rộn ràng. Những câu chuyện bất chợt, dở dang bởi những cái nắm tay, những cái ôm thắm thiết. Và trong những câu chuyện đã trở thành một phần của lịch sử nửa thập kỷ trước, có sự góp mặt của họ, công lao to lớn của họ.
Những ngày này, trên cung đường Trường Sơn Đông vào xã Ngọc Tem, huyện Kon Plông là một màu xanh thẳm. Cánh rừng nguyên sinh với những tán cây cổ thụ đang đâm chồi nảy lộc tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp.
Mặc dù đã xuất hiện vài trận mưa nhỏ trái mùa nhưng vẫn chưa thể làm hạ nhiệt nguy cơ cháy rừng. Vì thế, lực lượng chức năng ở trong tỉnh nói chung và ở ngã ba biên huyện Ngọc Hồi nói riêng vẫn đang phải căng mình ngày đêm “ăn ngủ với rừng” để phòng, chống cháy rừng.
Sau 15 năm xây dựng và phát triển (10/4/2009-10/4/2024), kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của thành phố Kon Tum đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, phát triển vượt bậc với nhiều công trình trọng điểm được đầu tư xây dựng. Thành phố Kon Tum hôm nay như khoác lên mình tấm áo mới, trở thành đô thị khang trang, hiện đại và giàu bản sắc văn hóa.
Từ không biết gì về cây cà phê, nhờ có ý chí và quyết tâm cao, nông dân Đinh Văn Sĩ (thôn Tân Lập A, xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà) đã xây dựng, tạo ra thương hiệu cà phê mang tên mình- Cà phê Phú Sĩ.
Chào mừng kỷ niệm 15 năm thành lập, thành phố Kon Tum vừa tổ chức giải đua thuyền độc mộc với sự tham gia của hơn 70 vận động viên của 14 đơn vị trong tỉnh và đã thu hút hàng nghìn người dân, du khách đến xem, cổ vũ.
Dù cuộc sống chưa thực sự khá giả nhưng với tấm lòng, trách nhiệm và tình thương yêu vô bờ bến, nhiều năm qua, tập thể giáo viên Trường THCS Nguyễn Du (xã Diên Bình, huyện Đăk Tô) đã nhận đỡ đầu hàng trăm học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em vượt khó vươn lên trong học tập.
Ngoài xây dựng những sản phẩm gạo, cà phê, nông dân xã Ngọc Wang (huyện Đăk Hà) còn được nhiều người biết đến là nơi có những vườn cây ăn quả xanh mướt, sai trĩu quả mỗi khi đến mùa, tạo điểm đến hấp dẫn cho du khách tham quan.
Cứ đến mùa nước cạn, người dân ở xung quanh khu vực hồ Đăk Yên lại đổ xô ra ven con đập để cào hến. Họ không ngại cái nắng “cháy da cháy thịt” phơi đầu dưới cái nắng, ngâm mình dưới nước nhiều giờ để cào đãi hến kiếm thêm thu nhập. Dù vất vả, nhưng mùa hến với họ cũng góp phần giúp có thêm thu nhập lúc nông nhàn, cải thiện đời sống.
Mai anh đào ở Măng Đen (huyện Kon Plông) nở rộ từ tháng 1 đến tháng 2 hàng năm. Khi những bông hoa mai anh đào bắt đầu bung nở, hương sắc tràn ngập khắp nơi, cũng là lúc, những chú chim ríu rít tìm về hút mật. Trong khi du khách mê mẩn chụp ảnh dưới tán mai anh đào rực rỡ, thì trên cành, những chú chim cũng đang say mê thưởng thức mật ngọt của hoa.
Cứ đến mùa nước cạn, người dân ở xung quanh khu vực hồ Đăk Yên (xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum) lại đổ xô ra ven con đập để cào hến. Họ không ngại cái nắng “cháy da cháy thịt” phơi đầu dưới cái nắng, ngâm mình dưới nước nhiều giờ để cào đãi hến. Dù vất vả, nhưng mùa hến giúp họ có thêm thu nhập lúc nông nhàn, cải thiện đời sống.
Hoa đỗ mai, còn có tên gọi khác là đào mây, anh đào núi, điệp anh đào, hồng mai, đậu anh đào, mãn sơn hồng, bà con DTTS gọi là rang têt, là một loài cây thường mọc ven đường, ven rẫy, chân núi. Đỗ mai nở hoa trắng, hoặc phơn phớt hồng, hấp dẫn bởi sự giản dị.
Nhịp chiêng, tiếng cồng là một phần máu thịt của người Xơ Đăng ở thôn Kon Klốc, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà. Do đó, bao năm nay, các thế hệ ở thôn bảo ban nhau gìn giữ tiếng chiêng, tiếng cồng qua các sự kiện, hoạt động của địa phương.
Áo dài là trang phục truyền thống được phụ nữ Việt Nam yêu thích. Tà áo dài tôn lên nét nữ tính, dịu dàng, bởi thế, luôn là một trong những trang phục được nhiều phụ nữ lựa chọn trong những dịp lễ, tết và các sự kiện trọng đại.
Chiều 8/3, tại Rừng đặc dụng Đăk Uy, huyện Đăk Hà tổ chức khai mạc chương trình nghệ thuật “ Đăk Hà ngày mùa”. Đây là một trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày thành lập huyện (24/3/1994 – 24/3/2024). Sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá đến du khách trong nước và quốc tế về tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch của khu vực. Qua đó, góp phần tăng cường công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa, ngành nghề truyền thống; tạo không gian để các nghệ nhân, nghệ sỹ gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao ý thức trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa, nghề truyền thống của các dân tộc trên địa bàn…. Chương trình với sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng như ca sĩ Thanh Lam và các người mẫu chuyên nghiệp biểu diễn đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem.
Dù đời sống kinh tế vẫn còn đó những vất vả, khó khăn, nhưng bà con người Thái tại huyện Ia H’Drai vẫn luôn biết cách gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Từ việc dệt thổ cẩm, cho đến những giai điệu cồng chiêng, điệu xòe, điệu sạp đầy lôi cuốn, tất cả tạo nên một không gian văn hóa mang đậm sắc Thái tại miền biên viễn của Tổ quốc.