Qua thời gian sử dụng, nhà rông bị xuống cấp, người Xơ Đăng (nhánh Tơ Đrá) ở làng Kon Rôn, xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà đoàn kết cùng nhau làm lại nhà rông truyền thống, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.
Thời gian qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; đồng thời tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.
Diễn ra trong 3 ngày (8-10/12), Chợ phiên dược liệu, gia súc và các sản phẩm OCOP huyện Đăk Glei năm 2023 tổ chức đa dạng, phong phú các hoạt động, tạo nhiều ấn tượng trong lòng du khách và nhân dân.
Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I tại tỉnh Kon Tum năm 2023 đã cho người xem nhiều trải nghiệm thú vị. Trong đó, nhiều nghề truyền thống độc đáo đã góp phần khái quát về cuộc sống của các dân tộc Tây Nguyên.
Với 22 đội, gồm 11 đội của 11 xã trên địa bàn và 11 đội khách mời là các đầu bếp của các đội thi nổi tiếng đến từ các tỉnh Tây Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, Kiên Giang…tham gia “Hội thi ẩm thực dược liệu - Tinh hoa núi rừng Ngọc Linh” đã sáng tạo dược những món ẩm thực từ dược liệu rất độc đáo, khác lạ và mang đến cho du khách sự thích thú, ấn tượng.
Trong khi nhiều nơi còn vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng triển khai các dự án xây dựng cơ bản thì tại Dự án sửa chữa, nâng cấp Tỉnh lộ 675, sau khi được tuyên truyền, vận động, người dân đồng thuận, sẵn sàng bàn giao đất, cây cối hoa màu bị ảnh hưởng để con đường được mở rộng, thuận lợi trong đi lại, góp phần phát triển kinh tế-xã hội.
Trong Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I tại tỉnh Kon Tum, năm 2023, Đoàn nghệ nhân các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng đã cùng dàn dựng, giới thiệu các lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc, độc đáo của mỗi dân tộc tại địa phương mình, để lại ấn tượng sâu sắc cho khán giả.
Được tổ chức từ ngày 29/11-1/12, tại tỉnh Kon Tum, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I tỉnh Kon Tum năm 2023 đã diễn ra trong không khí sôi nổi, vui tươi và phấn khởi, tạo cơ hội để cộng đồng các dân tộc vùng Tây Nguyên thắt chặt tình đoàn kết, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong việc giữ gìn, phát huy và tôn vinh các giá trị, di sản văn hóa truyền thống dân tộc. Ngày hội đã mang đến nhiều ấn tượng khó phai cho người dân và du khách đến tham quan.
Tối 30/11, tại Quảng trường 16/3 (thành phố Kon Tum), Ban tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023 tổ chức Liên hoan văn nghệ quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc vùng Tây Nguyên với sự tham gia của các nghệ nhân 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Với nhiều tiết mục hấp dân, cùng nghệ thuật trình diễn dân gian điêu luyện của các nghệ nhân, Liên hoan đã để lại nhiều ấn tượng, cảm xúc cho các đại biểu tham dự và người dân đến xem.
Chiều 29/11, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cùng Đoàn công tác Bộ Công an và các đồng chí Dương Văn Trang- Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, lãnh đạo tỉnh đến thăm hỏi các nghệ nhân và tham quan các gian hàng tham gia Ngày hội Văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023.
Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy quyền làm chủ, thực hiện nghiêm Hiến pháp và pháp luật, thi đua học tập, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và nền tảng tư tưởng của Đảng bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Là loại sâm tốt nhất và đắt nhất thế giới, chứa tất cả các loại Saponin có trong các loại sâm, tên tuổi của sâm Ngọc Linh đã vươn ra lãnh thổ Việt Nam. Tại Kon Tum, sâm Ngọc Linh trồng dưới tán rừng nguyên sinh trên địa bàn của 9 xã thuộc hai huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei với diện tích gần 1.000ha.
Thấy chiếc gùi lạ, nguyên liệu chính không phải bằng giang, nứa tự nhiên mà bằng lạt nhựa màu xanh, nhìn thanh thoát, khá bắt mắt, tôi trầm trồ khen gùi đẹp. Ông A Gởi nhoẻn miệng cười: “Giang, nứa, mây tre trong tự nhiên không còn nhiều như ngày xưa nên mình đan gùi bằng lạt nhựa, giặm thêm tre, nứa ở thân gùi, giáp lưng mang. Gùi bằng lạt nhựa nhẹ, bền, chịu mưa nắng, bà con thích mua”.
Làng Kon Cheo Leo thuộc thôn 5, thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy có 68 hộ, hơn 300 khẩu, chủ yếu là người Ba Na (nhánh Jơ Lâng). Trong làng, đồng bào còn duy trì Lễ hội truyền thống Et Đông (còn gọi là Tết ăn dúi) được tổ chức hằng năm khi cây lúa bắt đầu trổ đòng, ngậm hạt, khoảng cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 dương lịch. Lễ hội diễn ra 2 ngày với nhiều nghi thức truyền thống nhằm cầu mong mọi điều may mắn, mùa màng bội thu và tốt lành cho cộng đồng. Đặc biệt, chỉ khi tiến hành Lễ hội Et Đông xong, người Ba Na mới được phép triển khai những việc lớn của gia đình, như làm nhà mới, sửa nhà cũ, cưới hỏi, mua trâu, bò.
Không chỉ tận tụy vì con chữ, đội ngũ giáo viên ở Tu Mơ Rông đã và đang tận tâm quan tâm, chăm lo đến từng bữa ăn, giấc ngủ cho học sinh, vun đắp cho những ước mơ trở thành những người có ích cho xã hội. Sự tiến bộ của học trò là bó hoa tươi thắm giúp những người giáo viên ở vùng khó nơi đây mừng vui và tiếp tục tận hiến cho sự nghiệp trồng người.
Kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất (18/11/1930 - 18/11/2023), người Ba Na tưng bừng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là dịp phát huy quyền làm chủ, sự gắn bó, chia sẻ của người dân trong cộng đồng; khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân; tăng cường sự gắn bó mật thiết giữa cán bộ, đảng viên với nhân dân.
85 tuổi, ở cái tuổi xế chiều, ông A Reng (thôn Năng Lớn 2, xã Đăk Sao, huyện Tu Mơ Rông) không còn quan tâm nhiều đến chuyện nắng mưa, rẫy vườn. Tuy tuổi cao, nhưng ngày qua ngày, ông vẫn miệt mài tạo ra những chiếc nong, chiếc nia. Với ông, đan lát như một thói quen khó bỏ, bầu bạn vui buồn và hơn hết là cái nghề mưu sinh tuổi già.
Làng Kon Rôn nằm trên một triền đồi tương đối bằng phẳng, phía trước làng là suối Đăk Cấm cung cấp nước tưới, phù sa cho ruộng vườn nơi đây. Từ bao đời nay, nhà rông là nơi tụ họp, diễn ra nghi thức, lễ hội và lưu giữ các hiện vật truyền thống như: cồng, chiêng, trống, vũ khí, các vật tế lễ mang giá trị bản sắc văn hóa.
Dưới nắng thu, vùng thung lũng ở Kon Tum hiện lên bức tranh lung linh với gam màu vàng óng ả. Một mùi thơm lúa mới được kết tinh, hòa quyện từ thiên nhiên và giọt mồ hôi của con người nơi đây.
Xây dựng mạng lưới đô thị phát triển năng động, bền vững, liên kết tốt, có khả năng chia sẻ chức năng kinh tế - xã hội với đô thị trung tâm sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế.
Dù đời sống kinh tế vẫn còn đó những vất vả, khó khăn, nhưng bà con người Thái tại huyện Ia H’Drai vẫn luôn biết cách gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Từ việc dệt thổ cẩm, cho đến những giai điệu cồng chiêng, điệu xòe, điệu sạp đầy lôi cuốn, tất cả tạo nên một không gian văn hóa mang đậm sắc Thái tại miền biên viễn của Tổ quốc.