Thành phố Kon Tum hiện có 60 thôn, làng đồng bào DTTS, với hơn 51.000 nhân khẩu, chiếm 30,17% dân số toàn thành phố. Những năm qua, bên cạnh việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS, thành phố tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân, nhất là người DTTS đẩy mạnh rèn luyện thể dục, thể thao, bảo tồn và tiếp tục phát triển các môn thể thao truyền thống.
Sáng 31/3, UBND huyện Ngọc Hồi tổ chức Lễ khai mạc Đại hội TDTT lần thứ VII-2021. Dự Đại hội có hơn 500 vận động viên của các ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện.
Trong giai đoạn phục hồi du lịch, chúng ta phải đối mặt với sự cạnh tranh sòng phẳng. Trong điều kiện không còn lợi thế “đi trước”, thì ai khai thác và phát huy tốt bản sắc riêng có, bắt đúng “mạch” thị hiếu các “thượng đế” sẽ thắng.
Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trên địa bàn, qua đó giới thiệu, quảng bá các nét văn hóa đặc sắc của địa phương, phát triển du lịch, huyện Sa Thầy đã và đang triển khai công tác bảo tồn và phát huy giá trị nhà rông truyền thống các DTTS tại chỗ với những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể.
Sau 2 năm tạm dừng các hoạt động thể dục thể thao (TDTT) vì dịch Covid-19, từ đầu năm 2022 đến nay, lĩnh vực này được phép hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới. Từ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, thanh niên, học sinh, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực tham gia tập luyện các môn TDTT theo sở thích nhằm rèn luyện thân thể, nâng cao thể chất, tinh thần để làm việc hiệu quả hơn.
Khí hậu mát mẻ, không khí trong lành, khung cảnh hiền hòa thơ mộng, con người thân thiện và đặc biệt có nhiều cảnh sắc thiên nhiên đẹp, hấp dẫn… Đó là những cảm nhận và đánh giá của du khách khi đến với Măng Đen (huyện Kon Plông).
Sáng 24/3, huyện Kon Rẫy tổ chức Lễ khai mạc Đại hội thể dục thể thao (TDTT) huyện lần thứ VII gắn với Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2022.
Trải qua thời gian dài gặp khó khăn vì đại dịch Covid- 19, hiện nay, cùng với du lịch cả nước, ngành du lịch Kon Tum đang bắt tay vào hành trình phục hồi. Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, thành công chỉ đến với ai “nhanh chân” và xác định đúng hướng đi.
Anh bạn đã rất ngạc nhiên khi tôi không thể tìm giúp một chỗ nghỉ vừa ý tại Măng Đen vào ngày 17/3. Giống như nhiều người, trong suy nghĩ của anh, không bao giờ có chuyện “cháy” phòng nghỉ ở Măng Đen.
Với chủ đề “Trường Sơn -Tây Nguyên-Đoàn kết, bản sắc và phát triển”, Liên hoan Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên mở rộng lần thứ III năm 2022 được tổ chức (từ 16-19/3) tại thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông) đã khép lại và thành công ngoài mong đợi.
Giữa những ngày tháng 3 lịch sử, người dân Kon Plông và du khách đã được thưởng thức mãn nhãn các sắc màu văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam về hội tụ giữa đại ngàn Măng Đen tại Liên hoan diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên lần thứ III năm 2022.
Tối 17/3, tại Quảng trường Trung tâm huyện Kon Plông, Ban tổ chức Liên hoan Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên mở rộng lần thứ III năm 2022 tổ chức thi Diễn xướng dân gian Văn hóa các dân tộc.
Kon Tum là vùng đất có lịch sử lâu đời, có bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của nhiều dân tộc cùng chung sống. Đến với Kon Tum là đến với lung linh dấu tích tiền nhân từ khu di chỉ khảo cổ Lung Leng, với những mái nhà rông sừng sững, với những bài hát kể sử thi đêm đêm bên bếp lửa hồng, với những bài dân ca, những điệu múa xoang dặt dìu trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng… Những nét đẹp ấy là nguồn tài nguyên quý giá tạo nên giá trị du lịch của Kon Tum.
Xã Đăk Pxi (huyện Đăk Hà) có gần 100% dân số là đồng bào DTTS, trong đó chủ yếu là người Xơ Đăng. Cho đến nay, bà con nơi đây còn lưu giữ, phát huy nhiều giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong khuôn khổ Liên hoan Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên mở rộng lần thứ III năm 2022, sáng 17/3, tại thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông), Ban tổ chức Liên hoan tổ chức Hội thi “ Trai tài- Gái đảm”.
Kin Chiêng Boọc Mạy là lễ hội truyền thống độc đáo của người Thái. Ở vùng biên giới huyện Ia H’Drai, nét đẹp văn hóa lâu đời này hiện không chỉ do “ông mo, bà tày” cao tuổi ở khu dân cư đảm nhận, mà còn được các bạn trẻ tiếp nối giữ gìn.
Thiết thực chào mừng kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975 - 16/3/2022), 20 năm ngày chia tách và thành lập huyện Kon Plông (31/01/2002-31/01/2022), tuần Liên hoan Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên lần thứ III năm 2022, chiều 15/3, tại Quảng trường tượng đài chiến thắng Măng Đen (huyện Kon Plông), Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh phối hợp với UBND huyện Kon Plông tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm Ảnh nghệ thuật tỉnh Kon Tum năm 2022.
Từ ngày 16-19/3, lần đầu tiên tỉnh Kon Tum đăng cai Liên hoan Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên mở rộng lần thứ III năm 2022. Đây là sự kiện quan trọng nhằm góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc và phục hồi du lịch. Phóng viên Báo Kon Tum đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Bình- Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tổ chức địa phương Liên hoan xung quanh sự kiện quan trọng này.
Những năm qua, việc bảo tồn và phát huy nghề truyền thống của các DTTS trên địa bàn được tỉnh ta quan tâm, chú trọng, qua đó góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa địa phương và tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân.
“Kìn chiêng bốc mạy” là lễ hội tiêu biểu, đặc sắc nhất của đồng bào dân tộc Thái, diễn ra vào thời điểm đất trời lập xuân, với không khí vui tươi, rộn rã, là sợi dây bền chặt gắn kết cộng đồng dân tộc Thái.