Gắn với các lễ hội dân gian, mỗi DTTS ở tỉnh ta đều có cây nêu, cơ bản mang những nét tương đồng song cũng chứa đựng sự độc đáo riêng, làm thành bản sắc, niềm tự hào của mỗi cộng đồng. Cây nêu của người Gia Rai ở làng Ba Rgốc, xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy thể hiện nét đẹp đa dạng như thế.
Công tác bảo tồn, quản lý di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, thắng cảnh tại tỉnh ta những năm qua đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt là nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành và xã hội, nhưng cũng bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập nên chưa thể phát huy đúng giá trị vốn có.
Sáng 8/12, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Ngọc Hồi tổ chức Lễ trao tặng cồng chiêng năm 2021 cho bà con dân tộc Xơ Đăng ở 3 thôn: Đăk Blai, Đăk Giá 1, Đăk Giá 2 của xã Đăk Ang (huyện Ngọc Hồi).
Ngày 26/11, tại Bảo tàng - Thư viện tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học “Thông qua hồ sơ Di tích lịch sử Điểm cao 875 và Chiến dịch Đăk Tô năm 1967”.
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc, thời gian qua, Sở VH-TT&DL tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy định về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, trong đó có sự tham gia của cộng đồng dân cư.
“Cú đánh bồi” của đợt dịch Covid-19 thứ tư khiến ngành du lịch tỉnh, vốn đang “yếu ớt” càng thêm chật vật. Nhưng cơ hội “hồi sinh” đã đến với du lịch khi chuyển hướng thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch.
Bằng sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành có liên quan, công tác giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào DTTS ở huyện Đăk Hà trong thời gian qua có những chuyển biến tích cực, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, XVI, trong thời gian qua, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch; phát triển các sản phẩm du lịch.
Với lợi thế diện tích mặt nước rộng lớn, xã Ya Ly (huyện Sa Thầy) có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch lòng hồ thủy điện Ya Ly. Tuy nhiên, cho đến nay, vì những khó khăn về nguồn lực đầu tư nên tiềm năng vẫn còn bỏ ngỏ.
Ông Nguyễn Văn Bình - Giám đốc Sở VHTT&DL cho biết: Sau khi Chính phủ chỉ đạo thực hiện phương pháp phòng, chống dịch Covid-19 “trong trạng thái bình thường mới” (Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 12/10/2021 của Chính phủ quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”), ngành VHTT&DL tỉnh sẽ triển khai các giải pháp thực hiện nhằm tái khởi động các hoạt động VHTT&DL trên địa bàn tỉnh.
Huyện Tu Mơ Rông có tiềm năng lớn trong việc thu hút khách du lịch, đặc biệt là những người yêu thiên nhiên, ham tìm tòi, khám phá các giá trị văn hóa, lịch sử về vùng đất, con người nơi đây.
Đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó ngành Du lịch bị ảnh hưởng một cách nặng nề. Vậy tỉnh Kon Tum cần làm gì để du lịch phục hồi, phát triển sau đại dịch Covid-19?
Kon Tum có 1 tác phẩm đạt Huy chương Đồng và 10 tác phẩm được chọn tham gia triển lãm Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên lần thứ 26 năm 2021.
Những năm qua, ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cùng các cơ quan, đơn vị, địa phương đã triển khai và làm tốt công tác bảo tồn, khôi phục nhà rông truyền thống của đồng bào DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh, góp phần tích cực vào thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào các DTTS.
Ngày 19/8, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Kon Plông tiến hành trao tặng 3 bộ cồng chiêng cho bà con các thôn Măng Krí, Điek Kua, Kip Plinh của xã Ngọc Tem (huyện Kon Plông).
Với sự đa dạng về địa hình, cảnh quan thiên nhiên, địa bàn dân cư, gắn với lịch sử lâu đời và bề dày văn hóa truyền thống đặc sắc, có thể thấy, tỉnh ta là địa bàn giàu tiềm năng để hình thành và phát triển du lịch nông thôn.
Những năm qua, huyện Ngọc Hồi triển khai có hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại", trong đó đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao (TDTT) quần chúng trong lực lượng vũ trang, thanh thiếu niên, người cao tuổi, phụ nữ, nông dân nhằm tăng cường sức khỏe, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là bà con vùng đồng bào DTTS.
Huyện Ngọc Hồi hiện có 17 dân tộc anh em sinh sống; trong đó có các dân tộc tại chỗ là Brâu, Xơ Đăng, Giẻ - Triêng. Chính sự hội tụ này đã góp phần tạo nên đời sống văn hóa tinh thần phong phú và đa dạng. Trong những năm qua, các cấp chính quyền và ngành chức năng quan tâm bảo tồn, phát huy văn hóa, đặc biệt là di sản “văn hóa cồng chiêng”.
Nói đến văn hóa Tây Nguyên, người ta nghĩ ngay đến nhà rông, lễ hội cồng chiêng, sử thi... Đó là những di sản văn hóa truyền thống vô cùng đặc sắc và quý báu mà cha ông các dân tộc Tây Nguyên để lại cho con cháu hôm nay và mai sau.
“Kìn chiêng bốc mạy” là lễ hội tiêu biểu, đặc sắc nhất của đồng bào dân tộc Thái, diễn ra vào thời điểm đất trời lập xuân, với không khí vui tươi, rộn rã, là sợi dây bền chặt gắn kết cộng đồng dân tộc Thái.