Sáng 23/4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh (thành phố Kon Tum), Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch phối hợp cùng Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu, nhằm chào đón khách du lịch đến Kon Tum, kích cầu du lịch năm 2022 và chào mừng Diễn đàn “Du lịch Kon Tum - tiềm năng và triển vọng”.
Hòa chung không khí kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (24/4/1972 - 24/4/2022), những ngày này tại các điểm di tích trên địa bàn huyện Đăk Tô có đông đảo người dân, học sinh, sinh viên, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, dâng hoa, thắp hương.
Chiều 22/4, tại Sân vận động tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Giải bóng đá nam 11 người. Đây là môn thi đấu thứ 5 trong tổng số 18 môn thi đấu tại Đại hội TDTT tỉnh Kon Tum lần thứ VII-2022.
Sáng 22/4, tại Khu di tích lịch sử điểm cao 995 - Chư Tan Kra (xã Ya Xiêr), UBND huyện Sa Thầy tổ chức Lễ khai mạc Chương trình trình diễn dù lượn năm 2022.
Diễn đàn “Du lịch Kon Tum - Tiềm năng và triển vọng” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum tổ chức diễn ra vào ngày 24/4 tại thành phố Kon Tum là một trong những hoạt động của Năm Du lịch Quốc gia - Quảng Nam 2022. Đây là hoạt động mang tầm Quốc gia, có sự tham dự của trên 500 đại biểu trong nước và quốc tế. Trước thềm Diễn đàn, phóng viên Báo Kon Tum có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc Sở VH, TT&DL về một số vấn đề liên quan đến sự kiện này.
Sau một thời gian dài bị “đóng băng” bởi dịch bệnh Covid-19, giờ đây cả nước đang mở cửa, đặc biệt là đối với du lịch. Do đó, việc đẩy mạnh sự liên kết giữa các vùng, địa phương trong phát triển du lịch là yêu cầu tất yếu trong xu hướng lựa chọn “Một hành trình - nhiều điểm đến” của du khách hiện nay để kích hoạt, tái khởi động trở lại ngành “công nghiệp không khói” ngày càng phát triển.
Tỉnh Kon Tum có hơn 40 thành phần dân tộc; trong đó, có 7 DTTS tại chỗ là Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ-Triêng, Hrê, Brâu và Rơ Măm. Với đồng bào DTTS, cồng chiêng và múa xoang là hoạt động không thể thiếu trong đời sống tinh thần mỗi khi cộng đồng bước vào lễ hội. Nét văn hóa này cũng đã và đang được đồng bào DTTS bảo tồn, gìn giữ, phát huy.
Sau khi hoàn thành việc rẫy và nước suối Đăk Mi xuống thấp, đồng bào Giẻ Triêng ở xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei lại cùng nhau đi Rúp Ca (bắt cá). Đây là một truyền thống văn hóa có từ lâu đời, thể hiện tính cộng đồng của đồng bào Giẻ Triêng nơi đây.
Sau 2,5 ngày tranh tài sôi nổi với nhiều trận đấu đầy gay cấn, trưa 16/4, Ban tổ chức Đại hội TDTT tỉnh tổ chức Lễ bế mạc và trao thưởng cho các vận động viên (VĐV) đạt thành tích cao tại Giải cờ vua, cờ tướng Đại hội TDTT tỉnh Kon Tum lần thứ VII-2022.
Người đàn ông Gia Rai ở Bắc Tây Nguyên từ xưa đã được biết đến là giỏi cồng chiêng, chế tác và sử dụng nhạc cụ dân tộc, khéo tay đan lát. Riêng với đan lát, sự khéo léo, tài hoa không chỉ minh chứng bằng các sản phẩm đặc trưng như những chiếc gùi hay các vật dụng bằng tre nứa đẹp xinh, tinh tế; mà còn được thể hiện qua những hình nan hay vật dụng tuy rất đơn giản nhưng không kém phần độc đáo.
Sáng 14/4, tại huyện Kon Plông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum phối hợp với Sở Du lịch Thành phố Hà Nội tổ chức tập huấn kiến thức quản lý nhà nước về du lịch năm 2022.
Sáng 14/4, Ban tổ chức Đại hội TDTT tỉnh tổ chức Khai mạc Giải cờ vua, cờ tướng trong khuôn khổ các môn thi đấu tại Đại hội TDTT tỉnh Kon Tum lần thứ VII-2022.
Huyện Tu Mơ Rông có nhiều điểm du lịch chưa được đầu tư khai thác nhưng thu hút rất nhiều khách đến tham quan như thác Siu Puông (xã Đăk Na), thác Tea Prông (xã Tu Mơ Rông), thác Y Hai (xã Măng Ri)… Du khách đến đây không tốn bất cứ chi phí gì, có thể mang đồ ăn, thức uống, tận hưởng trong những căn chòi do địa phương xây dựng, nhưng khi rời đi nhiều người đã “quên” dọn rác, gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến các đoàn khách đến sau.
Sau 3 ngày thi đấu sôi nổi, thu hút hàng trăm lượt người hâm mộ thể thao đến theo dõi và cổ vũ, chiều 9/4 đã diễn ra Lễ bế mạc Giải cầu lông, bóng bàn trong khuôn khổ các môn thi đấu tại Đại hội TDTT tỉnh Kon Tum lần thứ VII-2022.
Mỗi dân tộc, mỗi vùng đất thường có những nghề, sản phẩm truyền thống. Các sản phẩm từ nghề truyền thống của một dân tộc thường mang dấu ấn văn hóa và hồn cốt riêng của dân tộc trên vùng đất đó. Việc khôi phục và phát triển các nghề, sản phẩm truyền thống để giới thiệu sản phẩm, văn hóa của vùng đất, dân tộc là việc làm cần thiết trong phát triển du lịch.
Sáng 7/4, Ban Tổ chức Đại hội TDTT tỉnh lần thứ VII tổ chức Lễ khai mạc Giải cầu lông, bóng bàn. Đây là 2 môn thi đấu đầu tiên trong 18 môn thi đấu tại Đại hội TDTT tỉnh lần thứ VII-2022.
Không chỉ sở hữu nhiều điểm đến thiên nhiên thú vị và đẹp mắt, Kon Tum còn có lợi thế là vùng đất có bề dày văn hóa đã tạo nên những “mỏ vàng” quý giá để khai thác loại hình du lịch cộng đồng đang ngày càng được yêu thích và khuyến khích bởi sự kinh tế và nhân văn. Đặc biệt, trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid -19, xu thế chung là du khách thường lựa chọn các điểm đến vùng nông thôn yên tĩnh, gần gũi thiên nhiên, giàu bản sắc văn hóa truyền thống… nên du lịch cộng đồng ngày càng phát triển và nếu khai thác tốt sẽ góp phần tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.
Mới đây, tôi có dịp cùng đoàn công tác của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang lên thăm Di tích lịch sử Điểm cao 1015 (Charlie) và Điểm cao 1049 (Delta) nằm trên dãy núi Ngok Bờ Biêng và Ngok Ring Rua ở phía Tây của tỉnh, nay thuộc địa bàn các xã Rờ Kơi, Hơ Moong (huyện Sa Thầy) và Pô Kô (huyện Đăk Tô), nằm ở độ cao trên 1.277m, cách thành phố Kon Tum khoảng 45km. Đây là địa danh nổi tiếng gắn liền với sự kiện lịch sử oanh liệt cách đây 50 năm về trước.
“Kìn chiêng bốc mạy” là lễ hội tiêu biểu, đặc sắc nhất của đồng bào dân tộc Thái, diễn ra vào thời điểm đất trời lập xuân, với không khí vui tươi, rộn rã, là sợi dây bền chặt gắn kết cộng đồng dân tộc Thái.