Trong tháng 9, các hoạt động chính thức của Lễ hội Thành Tuyên sẽ diễn ra với quy mô cấp tỉnh. Ngay từ đầu tháng Bảy âm lịch, các mô hình Trung thu ở Thành Tuyên đã “tung tăng” khắp phố phường. Tái khởi động sau gần 2 năm tạm dừng vì dịch bệnh, Lễ hội Thành Tuyên năm nay sẽ là lễ hội đặc biệt với chuỗi sự kiện chưa từng có, được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, sẵn sàng mang tới cho nhân dân và du khách những trải nghiệm thú vị.
Với bất kỳ dân tộc nào, hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ sẽ nồng thắm hơn khi họ có được đứa con đầu lòng ra đời. Đứa trẻ sẽ là nhịp cầu nối giữa cha và mẹ thêm gắn bó hơn, là sợi dây thiêng liêng buộc nghĩa tình chồng vợ bền chặt hơn.
Với các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên, hoa văn không chỉ là nghệ thuật tái hiện cuộc sống bằng tư duy tạo hình với những gam màu núi rừng thuần khiết mà còn thể hiện quan niệm tâm linh, tình cảm, ước vọng cuộc sống yên bình, hòa thuận với thiên nhiên và chứa đựng cả những ký ức lịch sử.
Huyện Ngọc Hồi có tiềm năng du lịch lớn, phù hợp phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau. Nhận thức rõ điều này, những năm qua, địa phương đẩy mạnh việc khai thác tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên du lịch, bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống dân tộc; tổ chức các hoạt động du lịch với nhiều chủ đề hấp dẫn như hành trình thăm Cột mốc ba biên, Ngã ba Đông Dương, Đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, thăm Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Trường Sơn...
Tối 26/7, tại xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức chương trình văn nghệ với chủ đề “Ký ức màu hoa đỏ” nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022).
Chiều 25/7, Trung tâm VHTTDL&TT phối hợp với Huyện đoàn Đăk Tô tổ chức chương trình Hội diễn nghệ thuật quần chúng năm 2022, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022).
Sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội đã có tác động tới sự đổi thay về nhận thức văn hóa cộng đồng, bản sắc văn hóa của từng tộc người. Bảo tồn, duy trì, phát triển những phong tục truyền thống, những giá trị văn hóa cốt lõi của cộng đồng, loại bỏ những hủ tục, những phong tục không còn phù hợp với tiến trình phát triển là hết sức cần thiết.
Tỉnh Kon Tum đặt ra mục tiêu phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và là trọng tâm để đột phá; Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 18/5/2022 của Tỉnh ủy tiếp tục xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Những hủ tục, phong tục, tập quán lỗi thời, lạc hậu là rào cản đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của mỗi cộng đồng, địa phương. Việc xác định và từng bước loại bỏ các hủ tục ra khỏi đời sống của đồng bào các DTTS là cần thiết, đòi hỏi sự chung tay của tất cả các cấp, các ngành, địa phương.
Với việc dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát và nhiều chính sách kích cầu của tỉnh, trong xu thế tăng trưởng chung của kinh tế, ngành du lịch cũng trên đà phục hồi. Tuy nhiên, để trở lại qũy đạo vốn có, đòi hỏi sự bứt phá mạnh mẽ để vượt qua chính mình.
Là người am hiểu sâu sắc về văn hóa ẩm thực đồng bào DTTS Tây Nguyên, Nghệ sĩ ưu tú A Đủ chia sẻ: Với người Ba Na, các món ẩm thực như đọt mây trộn lá môn, thịt chuột nấu lá mì, lá sung cuốn kiến chua rang khô, trứng kiến nấu lá rừng, cơm lam... được dùng trong các dịp lễ hội trọng đại của dân làng. Từ lá mì, người Ba Na có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như: canh lá mì, lá mì xào cà đắng, lá mì xào thịt heo, lá mì nấu đọt mây rừng, lá mì luột chấm muối ớt… Tuy nhiên, lá mì xào ngọn đu đủ vẫn là món dân làng hay nấu nhất. Ngoài ra còn có các món thịt nướng ống lồ ô, nướng xâu; xương nấu với rau bèo (trai); lòng nấu với môn đá (thuk) và thân chuối non.
Với hệ sinh thái cảnh quan đặc sắc và những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc đa dạng, phong phú, đặc sắc, Kon Tum là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn trong những năm gần đây, đặc biệt khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Nhưng, để du khách không chỉ đến với Kon Tum một lần, mà còn quay lại lần 2, lần 3 và nhiều, nhiều lần nữa, thì cùng với việc triển khai các chính sách kích cầu, xây dựng các sản phẩm du lịch mới… cũng cần quan tâm nhiều hơn đến những chuyện nhỏ như giữ gìn vệ sinh, bố trí các công trình vệ sinh phù hợp, nói không với nạn chặt chém.
Sáng 1/7, Báo Người Lao động Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng số tiền 5 triệu đồng cho nhạc sĩ, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) A Duh. Đây là số tiền của Quỹ hỗ trợ nghệ sĩ khó khăn do đại dịch Covid-19 do Báo Người Lao động tổ chức vận động quyên góp, hỗ trợ.
Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh vừa xuất sắc đoạt Huy chương Vàng toàn Đoàn tại Hội diễn “Hội tụ sông Hồng” mở rộng năm 2022, do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH,TT&DL) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam tổ chức từ ngày 25-27/6 với Chương trình nghệ thuật có chủ đề “Thanh âm từ cột mốc ba biên”.
Mỗi lần rảnh rỗi, Y Viên thường đến nhà mẹ Y Chrứt chơi, để được ngắm mẹ dệt thổ cẩm, để được nghe mẹ kể về thổ cẩm. Có lần mẹ phàn nàn buồn vì người trẻ nói thích thổ cẩm nhưng lại ngại học dệt, Y Viên nhột ran, thấy trong “người trẻ” đó có mình.
Trong chuyến công tác trở lại xã Đăk Kôi (huyện Kon Rẫy) vào trung tuần tháng 6/2022, chúng tôi có dịp gặp gỡ, trò chuyện với anh A Câu- Phó Chủ tịch UBND xã. Tại đây, chúng tôi nghe anh giới thiệu về tiềm năng phát triển du lịch của địa phương. Câu chuyện của anh A Câu đã cuốn hút, đánh thức trí tò mò khám phá của chúng tôi.
A Nui đội mưa, ôm cái bao tải đi về cuối làng. Nhà của già A Viên ở đó, nép dưới gốc si già, có tán lá um tùm và những chùm rễ thõng xuống chạm đất, day mặt ra cánh đồng lúa.
“Kìn chiêng bốc mạy” là lễ hội tiêu biểu, đặc sắc nhất của đồng bào dân tộc Thái, diễn ra vào thời điểm đất trời lập xuân, với không khí vui tươi, rộn rã, là sợi dây bền chặt gắn kết cộng đồng dân tộc Thái.