Việc học hiện nay dường như chỉ chú trọng vào điểm số và số lượng chứ không vì mục tiêu hiểu kiến thức và vận dụng vào thực tế. Cũng vì điều đó nên không khó để hiểu trước con số của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thống kê: khoảng 60% sinh viên ra trường làm trái ngành và tính đến đầu năm 2017 có hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp.
Thời gian qua, cả nước nói chung và tỉnh ta nói riêng xảy ra rất nhiều vụ hoả hoạn gây thiệt hại lớn về người và tài sản của người dân. Do đó, phòng cháy, chữa cháy là việc làm được đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết và cuộc chiến này chỉ thực sự hiệu quả khi mỗi người dân, mỗi hộ kinh doanh, mỗi doanh nghiệp tự nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực, chủ động trong việc đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ.
Cuối tháng 3, báo cáo thường niên Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2017 (PCI) đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Viện trợ phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố. Theo đó, Kon Tum xếp thứ 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nước với 58,53 điểm, nằm trong nhóm xếp hạng tương đối thấp, trên 2 tỉnh Bình Phước và Đăk Nông.
Mùa xuân cũng là mùa gắn kết các lễ hội và các hoạt động văn hóa tâm linh, vui chơi, giải trí. Những hoạt động này là dịp cho người dân vui chơi giải trí sau một năm vất vả, đồng thời góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc tạo sự gắn kết cộng đồng, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân...
Chưa kịp nguôi chuyện cô giáo ở An Giang bị phụ huynh bắt quỳ gối vì trước đó từng có hình phạt đó với con em họ và chuyện cô giáo ở Bến Tre bị chính học sinh của mình bóp cổ ngay tại lớp học… thì mới đây lại thêm một thầy giáo ở Nghệ An bị phụ huynh đánh đến mức phải nhập viện.
Những tít bài báo: Người Việt mua đồ cúng lễ nhiều gấp 8 lần mua sách truyện cho trẻ em; hàng trăm người quỳ lạy, thắp hương trước con rắn nước nằm trên ngôi mộ; phụ huynh bắt cô giáo quỳ; học sinh bóp cổ cô giáo; đánh bác sĩ rách đầu vì không cho quay phim ca đỡ đẻ… được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng trong những ngày đầu năm này như là những dấu lặng khiến cho nhiều người cảm thấy băn khoăn, trăn trở…
Đầu Xuân Mậu Tuất này, các địa phương trên địa bàn tỉnh đồng loạt ra quân xây dựng nông thôn mới. Nơi này, chọn bê tông hóa các tuyến đường giao thông nông thôn, nơi kia nạo vét kênh mương, vệ sinh đường làng ngõ xóm hay triển khai phát triển sản xuất… Nơi nào cũng vậy, bà con đều nhiệt tình góp sức, với hy vọng quê hương mình sớm đạt thêm các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Tạm biệt năm Đinh Dậu, đón chào xuân Mậu Tuất 2018! Điểm lại kết quả một năm lao động, trong khó khăn còn không ít bộn bề, như dịch hại cây trồng, vật nuôi, thiên tai lũ bão..., song tỉnh Kon Tum vẫn đạt được nhiều chỉ tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Đã thành thông lệ, cứ vào dịp mỗi tết đến xuân về, các cấp, các ngành lại dành nhiều nguồn lực chăm lo cho các đối tượng khó khăn, gia đình chính sách. Thời gian này, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các địa phương, tổ chức đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương huy động các nguồn lực chăm lo Tết cho người nghèo để tết thêm phần ấm áp.
Cứ gần đến tết, vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, hàng quá hạn sử dụng… lại nóng lên từng ngày. Nơi này, lực lượng chức năng bắt giữ mỹ phẩm ngoại nhập lậu; nơi kia, bắt giữ thuốc lá ngoại, rượu ngoại nhập lậu; nơi nọ, tích trữ vô số hàng quá hạn sử dụng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả để bán cho người dân dùng tết…
Hàng năm, cứ đến dịp giáp Tết Nguyên đán, tình hình buôn lậu qua biên giới - nơi tiếp giáp giữa Kon Tum với các tỉnh của các nước Lào và Campuchia nói chung, vận chuyển, buôn lậu pháo nổ nói riêng lại diễn biến phức tạp. Năm nay, tình trạng vận chuyển, buôn lậu pháo nổ có chiều hướng gia tăng và phức tạp hơn các năm trước...
U23 Việt Nam – cái tên được không chỉ truyền thông trong nước mà cả nước ngoài, không chỉ những fan cuồng nhiệt bóng đá lâu nay mà cả những người ít quan tâm đến bóng đá hay mới tập tễnh làm quen với bóng đá nhắc tới với tất cả sự thán phục và niềm tin yêu, hy vọng...
Để đo sự hài lòng của người dân đối với các dịch vụ công, thời gian gần đây, các cơ quan, đơn vị đã tiến hành khảo sát, công bố kết quả. Dù kết quả chỉ mang tính chất tương đối nhưng cũng phần nào đo được tâm tư, tình cảm, thái độ, sự tín nhiệm của người dân, giúp lãnh đạo các cơ quan, đơn vị ghi nhận một cách chung nhất về chất lượng phục vụ của mình.
Năm nào cũng vậy, càng gần đến Tết Nguyên đán thì chuyện buôn bán, vận chuyển, tàng trữ pháo lậu trên địa bàn tỉnh càng trở nên nóng bỏng. Tết Mậu Tuất 2018 này cũng không phải là ngoại lệ.
Sức mua còn ít quá chị à, không biết tình hình có cải thiện được không chứ cứ đà này thấy khó khăn quá – chủ hàng bán thịt heo ở Cửa hàng rau an toàn tại khu vực Trung tâm thương mại tỉnh thở than là vậy.
Nhiều năm nay, nợ đọng bảo hiểm xã hội đã là "căn bệnh" nặng và dai dẳng, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Nợ đọng càng nhiều thì ảnh hưởng càng lớn đến quyền lợi của người lao động và chính sách an sinh xã hội của Nhà nước. Nhưng từ ngày 1/1/2018, rất có thể căn bệnh nặng này sẽ được “cắt cơn” và trừ tận gốc với liều thuốc đặc trị mới...
“Sao bác kia lại vượt đèn đỏ hả mẹ? Cô giáo con dạy, đèn xanh ta đi, đèn vàng hãy chuẩn bị, đèn đỏ ta dừng lại” – cậu con trai đang học lớp 2 đã thắc mắc như vậy.
Khi nào cũng vậy, cuối năm - thời điểm các cấp, các ngành hối hả tổng kết năm cũ và chuẩn bị bước sang năm mới, thì chuyện thành tích, chuyện bình bầu xếp loại, thi đua khen thưởng, phong tặng các loại danh hiệu… bao giờ cũng trở nên rôm rả.
2.110 hộ nghèo phát sinh mới trong năm 2017 là con số mà Sở LĐTB&XH phối hợp với UBND các huyện và thành phố Kon Tum điều tra, rà soát, báo cáo UBND tỉnh mới đây. Con số thống kê này cho thấy, dù các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh có nhiều nỗ lực hoàn thành được mục tiêu giảm nghèo của năm; nhưng, để giảm nghèo một cách bền vững, không có hộ tái nghèo, không có hộ nghèo phát sinh mới thì mọi chuyện không thể một sớm, một chiều.
Xăng E5 không xa lạ với người tiêu dùng bởi nhiên liệu sinh học này đã được lưu thông trên thị trường tỉnh ta từ năm 2015; đến nay, loại xăng này đã được bán đại trà trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, để dòng nhiên liệu xanh này thực sự được người tiêu dùng tin tưởng, sử dụng rộng rãi thì vẫn cần có những giải pháp kích cầu tiêu dùng.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.