Thời gian qua, trên địa bàn huyện Đăk Glei có nhiều trường hợp học sinh nhặt được của rơi đã chủ động tìm trả lại cho người đánh mất. Đó là việc làm thể hiện tính trung thực và nghĩa cử cao đẹp cần được biểu dương để các học sinh khác noi theo.
Rời tỉnh Hòa Bình đến định cư tại thôn Hòa Bình, xã Đăk Kan (huyện Ngọc Hồi) đã gần 30 năm, ông Xa Văn Kiểm và vợ là bà Xa Thị Hòa (cùng dân tộc Mường) luôn cần cù, cố gắng lao động, sản xuất, làm giàu trên quê hương mới.
Dành niềm đam mê đặc biệt cho âm nhạc, Y Nhip (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) luôn nỗ lực không ngừng để mang tiếng hát của mình đến với công chúng. Bước vào tuổi 29, Y Nhip đã có hơn 15 năm theo đuổi, gắn bó với âm nhạc và gặt hái được những kết quả nhất định. Trong đó, vào tháng 12/2020, chị vinh dự là một trong 400 gương mặt tiêu biểu toàn quốc, tham dự Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam lần thứ III tại thủ đô Hà Nội.
Gần 35 năm làm trưởng thôn, ông Nguyễn Văn Nga (sinh năm 1956, thôn 4, xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum) đã có nhiều đóng góp cho phong trào xây dựng nông thôn mới, được người dân yêu mến, kính trọng. Nhiều năm liền ông được các cấp, các ngành khen thưởng và là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015-2020.
“Gia đình rơi vào cảnh khó khăn khi mất đi người cha, nhưng em luôn nỗ lực trong học tập, nhiều năm liền là học sinh khá, giỏi, đi đầu trong các hoạt động của nhà trường” - đó là lời khen của thầy Đỗ Văn Chương, Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An (huyện Đăk Hà) dành cho cậu học trò lớp 8A3 A Duy.
Nghệ nhân A Jar (làng Plei Đôn, phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) được biết đến như một nhà nghiên cứu, phiên âm và biên dịch sử thi, dân ca, truyện cổ, bằng cả hai thứ tiếng Xơ Đăng và Ba Na. Còn nghệ nhân A Lưu (làng Kon Klor II, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) là một trong số những nghệ nhân hiếm hoi tại tỉnh Kon Tum có khả năng hát, kể sử thi hay và đặc sắc. Cùng nhau trăn trở trên con đường sưu tầm và bảo tồn văn hóa truyền thống, cả 2 nghệ nhân A Jar và A Lưu đã phối hợp sưu tầm, phát hành nhiều tác phẩm sử thi Ba Na độc đáo.
Tôi tin chắc rằng nhiều người đã nghe và yêu thích giai điệu rộn ràng, vui tươi, tha thiết trong bài hát “Kon Tum mùa xuân về” của Nghệ sĩ ưu tú A Đuh. Nhưng những câu chuyện xung quanh ca khúc ấy hẳn là không có mấy người biết.
“Mỗi tình nguyện viên của chúng tôi đều có tâm niệm sống như đóa hoa hướng dương hướng về mặt trời, nguyện hiến dâng những giọt máu nóng của mình để giúp đỡ và cứu sống những người đang nguy kịch vì thiếu máu. Với ý nghĩa tốt đẹp ấy, mỗi năm, Câu lạc bộ Hiến máu tình nguyện khu vực Kon Tum và Tây Nguyên của nhóm bạn trẻ trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã sẻ chia hơn 700 đơn vị máu, giúp hàng ngàn lượt người giành lấy sự sống…” - Nguyễn Thị Thảo Nguyên nói về tâm nguyện của Câu lạc bộ.
Đến thôn Plei Jơ Đrơp, xã Đăk Năng (thành phố Kon Tum), hỏi thăm A Huih (sinh năm 1972) ai cũng biết. Bởi anh là Chi hội trưởng Chi hội nông dân thôn, luôn nhiệt tình, trách nhiệm với công tác hội và giúp đỡ hội viên nông dân, được bà con thương yêu, quý mến.
Gần 30 năm qua, thầy giáo A Knốt (56 tuổi) - giáo viên Trường Tiểu học xã Đăk Hà (huyện Tu Mơ Rông) vẫn luôn miệt mài vượt khó, tận tâm “gieo chữ” với mong muốn trẻ em vùng cao có một tương lai tươi sáng.
Không chỉ chăm làm kinh tế, chị Hà Thị Quang (38 tuổi) - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ya Xiêr (huyện Sa Thầy) còn là một cán bộ năng nổ, nhiệt tình, sâu sát cơ sở và được mọi người tin yêu, mến phục.
Dám nghĩ, dám làm và luôn nỗ lực hết mình cho công việc, đó là cảm nhận của những người đã từng tiếp xúc với Vũ Văn Linh - Bí thư Đoàn xã Đăk Hring (huyện Đăk Hà). Không chỉ năng nổ, nhiệt tình trong công tác Đoàn, Linh còn là đảng viên trẻ làm kinh tế giỏi.
Được sự giới thiệu của lãnh đạo Phòng NN&PTNT huyện Sa Thầy, chúng tôi đến thôn Chờ, xã Ya Ly tìm gặp anh A Giáo hiện là Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ya Ly.
Đó là sáng kiến “Robot phân loại rác bằng thị giác máy tính và trí tuệ nhân tạo” của em Nguyễn Xuân Hiếu (học sinh lớp 12 chuyên Tin) và Phan Thị Hương Bình (học sinh lớp 12 chuyên Toán), Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (thành phố Kon Tum).
Không chỉ gương mẫu, đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình, chị Trần Thị Nhung (45 tuổi) - Chi hội trưởng Phụ nữ thôn Ngọc Tặng, xã Đăk Kan (huyện Ngọc Hồi) còn là một cán bộ hội tận tâm, hết lòng với công việc, được mọi người tin yêu, mến phục.
Thầy giáo Bùi Quang Bảo ở Trường THCS Nguyễn Sinh Sắc (thành phố Kon Tum) là một trong những tấm gương sáng trong thi đua “Học tập và làm theo Bác” của ngành GD&ĐT tỉnh. Thầy luôn nỗ lực nghiên cứu, sáng tạo các phương cách giáo dục mới gắn bài học lý thuyết hóa học khô khan vào những giờ thực hành lý thú, bổ ích, qua đó khơi gợi sự yêu thích, say mê môn Hóa học cho các em học sinh.
Không chỉ được người dân, chính quyền xã Đăk Sao (huyện Tu Mơ Rông) biết đến là một thầy giáo, người cha mẫu mực, ông A Mập (62 tuổi) còn là tấm gương đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình ở địa phương.
“Không chỉ năng nổ, nhiệt tình, gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện các phong trào và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, A Mão còn là tấm gương sáng trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình ở địa phương”. Đó là những lời nhận xét tốt đẹp của mọi người dành cho anh A Mão (37 tuổi) – Trưởng ban công tác Mặt trận làng Rắc.
Xót xa cảnh đồng bào miền Trung và huyện Đăk Glei phải oằn mình trong lũ lụt, nhiều ngày qua, dù đường đi đến các thôn làng để cứu trợ rất vất vả, nhưng Đội cứu nạn SOS đèo Lò Xo (huyện Đăk Glei) đã hết mình giúp đỡ, sẻ chia với bà con vùng lũ.
Nói lời hay, làm việc tốt, Y Thẻo (làng Plei Sar, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum) đã góp sức vận động người thân cũng như bà con chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.