Không chỉ là đảng viên, bí thư chi bộ, trưởng thôn đầu tiên của xã vừa tích cực, vừa năng động, nhiệt tình, A Nô còn là tấm gương điển hình vượt khó, làm giàu, đi đầu trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn xã.
Theo thống kê của ngành chức năng, huyện Sa Thầy hiện có 14 Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể, trong số đó bà Y Run (64 tuổi) ở làng Rờ Kơi, xã Rờ Kơi là nữ Nghệ nhân ưu tú duy nhất. Bằng tình yêu, trách nhiệm với văn hóa truyền thống, những năm qua, bà đã tích cực tham gia giữ gìn, truyền dạy văn hóa dân tộc mình cho thế hệ trẻ trên địa bàn.
Gần 20 năm đảm nhận chức vụ Chi hội trưởng phụ nữ, chị Lê Thị Hồng Hoa (60 tuổi) luôn năng nổ trong các phong trào phụ nữ và công tác Hội tại địa phương. Sự tích cực của chị Hoa trong công tác tuyên truyền, vận động chị em phụ nữ tham gia các hoạt động phong trào đã góp phần giúp Chi hội phụ nữ Tổ dân phố 7, phường Quyết Thắng (thành phố Kon Tum) được ghi nhận là Chi hội phụ nữ xuất sắc trong nhiều năm liên tiếp.
Hơn 3 tháng nay, cứ 6h sáng, trước nhà số 14 đường Lê Hoàn, ngay ngã tư đường Nguyễn Huy Lung- Lê Hoàn (thuộc thôn Kon Tum Kơ Pơng, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum) luôn có tủ bánh mì miễn phí được đặt sẵn. Tủ bánh mì này của một nhà hảo tâm nhằm giúp người dân và các cháu học sinh hoàn cảnh khó khăn mỗi sáng có được ổ bánh mì lót dạ.
Đến thôn Dục Nhầy 3 (xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi), tôi được nghe về chị Y Chi (46 tuổi, người Giẻ -Triêng) không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn tích cực giúp đỡ hộ gia đình khác cùng tiến bộ.
Phát huy truyền thống “tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách”, thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của gia đình các em học sinh vượt khó, học giỏi, thời gian qua bác sĩ Nguyễn Quốc Tiến (ở thôn Lâm Tùng, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum) đã đứng ra vận động, kêu gọi bạn bè, người thân và các nhà hảo tâm xây dựng mái ấm tình thương cho gia đình các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.
Từ việc bán trâu và chuyển nhượng đất nằm trong các dự án công nghệ cao, anh A Diêu trú tại thôn Kon Tu Rằng 2 (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) mua máy cày và ô tô tải nhỏ để làm dịch vụ. Việc thực hiện các dịch vụ này giúp gia đình anh không chỉ tích lũy trên 200 triệu đồng/năm mà còn góp phần giải phóng sức lao động cho người dân địa phương.
Những ngày qua, với chiếc điện thoại, hoặc USB lập trình sẵn bài phát thanh phòng chống dịch Covid-19 cùng bộ loa gắn trên xe máy, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) huyện Đăk Glei không quản ngại mưa nắng, bám thôn, làng để tuyên truyền cách phòng, chống dịch Covid-19 đến người dân.
Trong chuyến công tác tại Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai (thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi), tôi được gặp gỡ và trò chuyện với cô học trò xinh xắn Y Hiền (người Xơ Đăng). Là một học sinh nghèo nhưng Y Hiền có thành tích học tập tốt, 2 năm liên tiếp (lớp 8 và lớp 9) đạt giải Nhì môn Văn tại Cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện.
Nhờ sự tự nguyện đóng góp của người dân và hỗ trợ, góp công của doanh nghiệp, con đường bị xuống cấp, đi lại vất vả, ô nhiễm môi trường giờ đã được thảm nhựa phẳng lì, đi lại thuận tiện. Đây là việc làm thể hiện tình đoàn kết cộng đồng, chia sẻ khó khăn với nhà nước của người dân trên tuyến đường Đỗ Xuân Hợp và Chu Văn Tấn, thuộc tổ dân phố 5, phường Thắng Lợi (thành phố Kon Tum).
Nỗ lực học tập và làm theo Bác, trong những năm qua, Trung úy Siu Hội (sinh năm 1993), cán bộ Đội Tổng hợp Công an huyện Kon Plông đã có nhiều thành tích xuất sắc.
Đến thôn Plei Tơ Nghia (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum), chúng tôi được nghe dân làng kể nhiều về một gia đình có nhiều thành viên đã và đang gắn bó với dệt thổ cẩm. Đó là bà Y Chrưt và 6 cô con gái.
Nhờ biết tính toán làm ăn, chi tiêu hợp lý, gia đình chị Y Găng đã vươn lên thoát nghèo, có thu nhập mỗi năm hơn 300 triệu đồng. Năm 2018, chị Y Găng được UBND huyện Ngọc Hồi tặng Giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế gia đình.
Sử thi là loại hình văn nghệ dân gian độc đáo của đồng bào các DTTS Tây Nguyên. Tại địa bàn tỉnh Kon Tum, tuy các nghệ nhân hát kể sử thi chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, song năm 2019, đã có 5 nghệ nhân người dân tộc Ba Na hát kể sử thi (hơ mon) được phong tặng danh hiệu cao quý Nghệ nhân ưu tú. Nghệ nhân Y Phôih ở làng Kon Klơng (xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy) là một trong số này.
Khi nói về ông A In - Trưởng thôn làng Kleng thì bà con dân làng Kleng, thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy) ai cũng tự hào và nể phục về một con người luôn tận tụy, hết lòng vì dân làng.
Nằm nép mình dưới những vòm cây bên Quốc lộ 24 thuộc thôn 10, xã Đăk Tờ Re (huyện Kon Rẫy), Trung tâm Trợ giúp xã hội ngoài công lập Vinh Sơn 4 từ lâu đã trở thành mái ấm của hàng trăm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, mồ côi cha mẹ, khuyết tật, hoàn cảnh gia đình khó khăn… Mỗi em ở đây, đều mang trong mình những nỗi buồn sâu kín, những nỗi đau thể xác, tâm hồn và những mặc cảm về thân phận kém may mắn.
Đến thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông) hỏi đến cô Nguyễn Thị Thùy Trang - Giám đốc Công ty TNHH MTV Măng Đen Đại Ngàn, thường được gọi là “cô Trang du lịch”, thì ai cũng biết, bởi gần 10 năm nay, cô không chỉ say sưa làm du lịch gắn với văn hóa cộng đồng của đồng bào DTTS tại chỗ mà còn tích cực làm từ thiện.
Đảng viên Vũ Thanh Tuyển 50 tuổi, sinh hoạt tại Chi bộ 3 (Đảng bộ xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy) là một trong những đảng viên gương mẫu, cần cù, chịu khó làm giàu cho bản thân và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phụ trách nhóm hộ trong khu dân cư, được người dân địa phương mến phục, kính trọng.
Năng động, tự tin, không ngại khó, ngại khổ, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong công việc... là những lời nhận xét của người dân thôn Kon Chênh, xã Măng Cành (huyện Kon Plông) dành cho Y The (sinh năm 1990), Bí thư Chi bộ thôn Kon Chênh.
“Tình yêu và đam mê là hai thứ ta không nên bỏ lỡ trong cuộc đời này”- Câu nói đầy chiêm nghiệm của họa sĩ Nguyễn Thanh Tòng khiến người ta phải suy ngẫm nhiều điều về cuộc sống. Với dòng tranh tả thực, thông qua nét vẽ của ông, đất và người Kon Tum hiện lên sinh động, gần gũi, giản dị, mang đậm bản sắc của núi rừng Tây Nguyên.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.