Sáng 30/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Từ chỗ “ngõ cụt”, chỉ có một con đường duy nhất là Quốc lộ 14 nối Kon Tum với các tỉnh thành khác, sau hơn 30 năm chia tách, giao thông Kon Tum đã có bước khởi sắc.
Những ngày gần đây, người trồng mì tại huyện Kon Rẫy luôn thấp thỏm lo âu khi hàng loạt diện tích mì nhiễm bệnh khảm lá. Để hạn chế bệnh lây lan ra diện rộng, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại, ngành chức năng và người dân đang nỗ lực thực hiện các giải pháp phòng trừ.
Với những nỗ lực quản lý của lực lượng chức năng và sự chung tay bảo vệ của người dân, thời gian qua, công tác bảo tồn động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Kon Tum đạt được những kết quả nhất định.
Tham gia mô hình “Trồng giống lúa nước ST24 định hướng hữu cơ”, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Kon Rẫy đã nhận ra nhiều lợi ích của phương thức canh tác hữu cơ. Từ đó thay đổi nếp nghĩ cách làm, tư duy sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Huyện Đăk Glei có 134.116,99ha đất rừng và đất lâm nghiệp. Đến nay, các cấp chính quyền và các chủ rừng đã giao đất, giao rừng, khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) toàn bộ diện tích nói trên cho các đơn vị, cộng đồng, cá nhân; làm tốt công tác bảo vệ, phát triển rừng (PTR) nên độ che phủ rừng ở huyện đạt 71,41%.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Kon Tum Nguyễn Thanh Mân, dù công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn đã có chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn nảy sinh những vụ việc gây dư luận không tốt, vì vậy cần sự vào cuộc quyết liệt hơn của chính quyền và lực lượng chức năng.
Tỉnh lộ 675 nối thành phố Kon Tum với huyện Sa Thầy có chiều dài hơn 53km, điểm đầu từ ngã ba Trung Tín (thành phố Kon Tum) đến Quốc lộ 14C tại xã Rờ Kơi. Tuyến đường được đầu tư xây dựng khá lâu nên đã và đang xuống cấp, hư hỏng, đường lại nhỏ hẹp, ảnh hưởng nhiều đến việc đi lại và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Nhằm khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế về sản phẩm nông sản và các sản phẩm truyền thống của địa phương, thành phố Kon Tum tích cực đồng hành, hỗ trợ để chủ thể tham gia xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP. Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu nông sản địa phương, mang lại thu nhập cao hơn cho người dân.
Tinh thần đồng hành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh, với việc UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tăng cường triển khai chuỗi các giải pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về tiếp cận vốn vay, thuế, phí, lệ phí, cải cách thủ tục hành chính.
Với chủ trương phát triển sản phẩm đặc trưng thành sản phẩm OCOP, các chủ thể sản xuất trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông đã phát triển các ý tưởng và sản phẩm đặc trưng hiện có và được phân hạng đánh giá sản phẩm OCOP của huyện, của tỉnh.
Trước diễn biến phức tạp về công tác quản lý đất đai, xây dựng trên địa bàn, UBND huyện Kon Plông đã thành lập Tổ công tác đặc biệt 371 (Tổ 371) để xử lý, chấn chỉnh tình trạng vi phạm.
Dự án đường Trường Chinh được đầu tư với tổng kinh phí 457 tỷ đồng đang chậm tiến độ do một số nguyên nhân, nhưng “nút thắt” chủ yếu vẫn là đền bù, giải phóng mặt bằng.
Thời gian qua, tỉnh Kon Tum đã chủ động, đổi mới tư duy, tham gia các hoạt động hội nhập quốc tế về kinh tế, liên kết kinh tế quốc tế theo hướng đa dạng, linh hoạt và bám sát thực tiễn của địa phương.
Chiều 21/8, UBND thành phố Kon Tum tổ chức Hội nghị gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh trên địa bàn để lắng nghe, nắm bắt khó khăn, vướng mắc và tìm hướng tháo gỡ cho doanh nghiệp.
Thời gian qua, nhiều nông dân trên địa bàn xã Hà Mòn (huyện Đăk Hà) đã tận dụng diện tích đất bán ngập lòng hồ thủy điện Plei Krông để trồng khoai lang. Nhờ chăm sóc tốt nên nhiều diện tích đã cho thu hoạch với năng suất ổn định, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân.
Với phương châm “tích cực, chủ động phòng là chính”, chuẩn bị bước vào mùa mưa bão năm nay, huyện Đăk Glei đã triển khai nhiều phương án phòng, chống nhằm giảm đến mức thấp nhất các thiệt hại do thiên tai bão lũ gây ra.
Ở huyện Tu Mơ Rông người dân khi nói về cây dược liệu đều nhận xét là cây 3 trong 1 (cây thoát nghèo, cây làm giàu và cây chủ lực). Thực tế là nhờ trồng dược liệu, đặc biệt là sâm Ngọc Linh, nhiều người dân đã thoát nghèo, thậm chí vươn lên làm giàu.
Thời gian qua, thành phần kinh tế tập thể (KTTT) nòng cốt là các HTX, THT trên địa bàn huyện Ngọc Hồi có sự phát triển nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung, KTTT ở huyện Ngọc Hồi vẫn gặp những khó khăn, cần được quan tâm, có giải pháp để “tháo gỡ”- nhất là về nguồn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, nhằm đưa KTTT phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới.
Tuy mới khánh thành và đi hoạt động từ cuối tháng 5/2023, nhưng đến nay, Điểm mua bán trao đổi hàng hóa xã Đăk Rơ Wa (thành phố Kon Tum) đã trở thành địa điểm thu hút nhiều người dân địa phương và khách du lịch đến tham quan, mua bán hàng hóa.
“Kìn chiêng bốc mạy” là lễ hội tiêu biểu, đặc sắc nhất của đồng bào dân tộc Thái, diễn ra vào thời điểm đất trời lập xuân, với không khí vui tươi, rộn rã, là sợi dây bền chặt gắn kết cộng đồng dân tộc Thái.