Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, thị trường tiêu thụ, những năm gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Ia Chim (thành phố Kon Tum) đã mạnh dạn đưa vào trồng các loại cây ăn trái giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Không phải vô tận như ta vẫn nghĩ, nguồn tài nguyên nước dưới đất (hay nước ngầm) đang đứng trước nguy cơ suy kiệt, mà nguyên nhân chủ yếu là do bị khai thác quá mức. Khai thác gắn với bảo vệ nguồn tài nguyên nước dưới đất là một câu chuyện dài, cần được quan tâm hơn nữa.
Chiều 11/9, Sở Công thương tổ chức Hội nghị kết nối cung- cầu sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu giữa tỉnh Kon Tum với tỉnh Kiên Giang.
Quy hoạch về khoáng sản có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của tỉnh.
Thời gian qua, nhiều nông dân ở huyện Sa Thầy đã mạnh dạn phát triển mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng, từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng địa phương giàu mạnh.
Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), UBND huyện Đăk Glei chỉ đạo ngành chức năng và chính quyền các địa phương trên địa bàn đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích và hỗ trợ các HTX, doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham gia. Qua thực tế triển khai, nhiều sản phẩm OCOP của huyện Đăk Glei đã khẳng định được thương hiệu, được đông đảo người tiêu dùng tin tưởng sử dụng.
Với quyết tâm chính trị cao nhất của tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận cao của các doanh nghiệp và nhân dân, kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch đúng hướng, là nền tảng vững chắc để thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra.
Ngay từ đầu năm 2023, UBND huyện Đăk Tô đã kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT-TKCN&PTDS) huyện; chỉ đạo các ngành chức năng và chính quyền các địa phương cơ sở xây dựng các phương án ứng phó, đảm bảo thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, ứng phó kịp thời với mọi tình huống thiên tai, bão lũ trước khi bước vào mùa mưa bão, nhằm bảo vệ tài sản của Nhà nước và tính mạng, tài sản của nhân dân.
Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có 185 sản phẩm OCOP của 92 chủ thể còn hiệu lực. Dù số sản phẩm OCOP tăng lên theo từng năm, song số sản phẩm tạo ra thương hiệu, giá trị kinh tế cho các chủ thể là không nhiều, thậm chí, một số sản phẩm OCOP “biến mất”chỉ sau một thời gian.
50 năm sau khi phát hiện cây sâm đầu tiên, đến nay Kon Tum đã thành công trong việc bảo tồn, không lo mất nguồn gen quý. Tỉnh quy hoạch vùng trồng rộng để những người trồng sâm liên kết từng bước đưa cây sâm Ngọc Linh vươn xa.
Nhiều công trình dự án nằm chờ, hoặc tạm dừng thi công được các đơn vị thi công cho rằng do thiếu nguồn nguyên liệu đất đắp. Thế nhưng, qua tìm hiểu, thực tế lại có nghịch lý đang tồn tại là một số mỏ khoáng sản có trữ lượng đất san lấp khá nhiều lại không bán được.
Cách đây 50 năm, dược sĩ Đào Kim Long đã tìm ra sâm Ngọc Linh tại núi Ngọc Linh thuộc địa phận xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông ngày nay. Từ cây “thuốc giấu” của người dân địa phương, 50 năm sau, sâm Ngọc Linh đã là “Quốc bảo” của Việt Nam.
Xây dựng “mã số vùng trồng” là một trong những khâu then chốt nhằm góp phần nâng cao chất lượng và giá trị nông sản, mở ra cơ hội thuận lợi cho việc xuất khẩu chính ngạch. Tuy nhiên, để mã số vùng trồng thực sự phát huy hiệu quả cần nỗ lực của nhiều phía, đặc biệt là ý thức gìn giữ, đảm bảo uy tín các doanh nghiệp, HTX.
UBND tỉnh đã ban hành nhiều giải pháp chỉ đạo các đơn vị chủ đầu tư tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện giải ngân vốn đầu tư công; phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; đẩy mạnh kiểm tra thực tế để nắm bắt tình hình giải ngân và giải quyết các vấn đề còn khó khăn, vướng mắc, nhất là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
Với việc áp dụng linh hoạt các giải pháp trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), đến nay có nhiều địa phương đã cấp GCNQSDĐ lần đầu đạt từ 70% trở lên, có nơi đạt trên 90%. Tuy nhiên, việc cấp GCNQSDĐ vẫn còn không ít khó khăn cần tháo gỡ.
Trong thời gian qua, các cấp, ngành của tỉnh tập trung lãnh đạo, đổi mới, sáng tạo trong hành động, quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát huy các tiềm năng, khai thác hiệu quả các nguồn lực từng bước đưa Kon Tum phát triển nhanh và bền vững.
Mới đây, trong chuyến thăm và làm việc với tỉnh ta, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý chủ trương bổ sung tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ và sân bay Măng Đen vào quy hoạch cảng hàng không. Đây là động lực và là tiền đề quan trọng “mở cửa” thúc đẩy vùng kinh tế động lực Kon Plông phát triển thành điểm du lịch hấp dẫn trong tương lai.
Qua nhiều năm hình thành và phát triển, nguồn vốn từ tín dụng chính sách đã “bám rễ” sâu rộng trên những “vùng đất khó”, giúp các hộ dân thay đổi tư duy, cách làm trong sản xuất, kinh doanh để vươn lên thoát nghèo bền vững, làm giàu chính đáng.
Thời gian qua, bên cạnh những khó khăn chung do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, công tác xúc tiến đầu tư còn gặp khó khăn, vướng mắc về các quy định của pháp luật và tình hình thực tế của tỉnh. Tuy nhiên, với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tiếp tục được chú trọng.
“Kìn chiêng bốc mạy” là lễ hội tiêu biểu, đặc sắc nhất của đồng bào dân tộc Thái, diễn ra vào thời điểm đất trời lập xuân, với không khí vui tươi, rộn rã, là sợi dây bền chặt gắn kết cộng đồng dân tộc Thái.