Theo thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh, trong những ngày qua, tình hình thời tiết diễn biến bất thường, nắng nóng kéo dài, khô hạn khiến nhiều địa phương có nguy cơ xảy ra cháy rừng ở cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm.
Từ sau thống nhất đất nước đến nay, đặc biệt, sau 33 năm thành lập lại tỉnh, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế của tỉnh từng bước ổn định và phát triển mạnh mẽ. Đây là nền tảng vững chắc, tạo thế và lực để tỉnh ta tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu và khát vọng phát triển nhanh, bền vững.
Kết thúc quý I/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh tuy có được cải thiện hơn so với cùng kỳ năm 2023, nhưng cũng chỉ đạt mức trung bình so với cả nước. Thực tế này đòi hỏi cần có quyết tâm hơn nữa để giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt kết quả cao nhất (trên 95%).
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến ngày càng thất thường, thiên tai phức tạp, khó lường, nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, các cấp, các ngành của tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống từ sớm, từ xa với phương châm “Chủ động phòng tránh - Đối phó kịp thời - Khắc phục hiệu quả”.
Những năm qua, ngành chức năng và các cấp chính quyền của tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai đã phối hợp, triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (QLBVR&QLLS) chặt chẽ tại vùng giáp ranh giữa 2 tỉnh.
Mặc dù đã có vài cơn mưa, nhưng nắng nóng vẫn tiếp tục nên hơn 60.400ha rừng trên địa bàn huyện Kon Rẫy đều nằm trong cấp cảnh báo nguy hiểm. Vì vậy, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) tiếp tục được chính quyền địa phương và lực lượng chức năng chú trọng.
Từ tháng 12/2023, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Kon Tum phối hợp với các đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố Kon Tum triển khai thực hiện 3 dự án chỉnh trang đô thị, cải tạo và nâng cấp các tuyến đường ở khu vực nội thị của thành phố với tổng giá trị xây lắp hơn 188,1 tỷ đồng.
Trong sản xuất nông nghiệp, liên kết là giải pháp mang lại nhiều lợi ích cho nông dân, doanh nghiệp và Nhà nước, giúp hình thành nền sản xuất lớn, đạt tiêu chuẩn an toàn; từ đó, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường.
Sáng 24/4, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh tổ chức khai giảng Lớp tập huấn khởi nghiệp với chủ đề phát triển ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong thời đại số nhằm triển khai thực hiện Chương trình Hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025.
Trong những năm gần đây, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai, từ đó từng bước chuyển đất đai từ tài nguyên thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.
Sáng 23/4, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia "Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể".
Với các nhận định về tình trạng hạn hán, thiếu nước có nguy cơ xảy ra cục bộ trong thời gian mùa khô do ảnh hưởng của El Nino, huyện Đăk Tô đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống hạn hán, thiếu nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do hạn hán gây ra.
Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) triển khai thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Trong quý I/2024, tình hình kinh tế tỉnh có sự phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt cao. Trong đó, khu vực công nghiệp- xây dựng có đóng góp lớn và tiếp tục khẳng định vai trò “đầu tàu” trong tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị đã phân rõ loại hình doanh nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh với đơn vị thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; giải quyết tình trạng đất cấp trùng, chồng lấn, lấn chiếm của các hộ gia đình, cá nhân trên lâm phần quản lý; góp phần giải quyết nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho người dân, nhất là đồng bào DTTS.
Trong những tháng đầu năm 2024, hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa nông sản của tỉnh đạt được những kết quả tích cực. Đây là “tín hiệu lạc quan”, mở ra nhiều kỳ vọng cho xuất khẩu nông sản trong năm 2024.
Phát triển nông nghiệp hữu cơ là hướng đi mang lại sự phát triển bền vững dần được các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh quan tâm trong những năm gần đây. Sau nhiều nỗ lực, đến nay tỉnh ta đã có các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ bước đầu khẳng định được thương hiệu, giá trị.
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh tích cực triển khai các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Ngân hàng Trung ương trong các hoạt động tiền tệ, ngân hàng. Qua đó, góp phần đảm bảo hiệu quả cung cấp tín dụng ở những lĩnh vực đột phá, trọng điểm để tạo nguồn lực phát triển bền vững kinh tế- xã hội (KT-XH).
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.