Rừng đặc dụng Đăk Uy có nhiều động, thực vật quý hiếm và được xem như “lá phổi xanh”, góp phần điều hòa khí hậu trong khu vực. Tuy nhiên, do rừng gần khu dân cư nên việc bảo vệ rừng có những lúc gặp nhiều khó khăn. Với quyết tâm của các cấp chính quyền và ngành chức năng, “lá phổi xanh” Đăk Uy đang ngày càng được bảo vệ tốt hơn...
Nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng gắn với việc tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng đồng bào DTTS, tạo thu nhập thêm cho người dân, trong năm 2019, huyện Đăk Tô đã triển khai mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng, trong đó cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng là chủ thể chính.
Giao thông nông thôn là một tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, bởi hạ tầng giao thông là điều kiện cơ bản góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, chủ động lồng ghép với các chương trình, dự án đầu tư, đồng thời huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp và nguồn lực trong nhân dân để xây dựng hạ tầng giao thông vùng nông thôn…
Năm 2014, thành phố Kon Tum triển khai thực hiện Dự án sản xuất rau an toàn, hỗ trợ mở các cửa hàng giúp người dân tiêu thụ sản phẩm. Sau 5 năm thực hiện, thành phố có tất cả 4 cửa hàng rau an toàn (tăng 2 cửa hàng so với thời điểm ban đầu). Tuy nhiên, điều đáng nói, tại các cửa hàng rau lại có đến gần 50% rau có nguồn gốc từ Gia Lai, Đà Lạt, trong khi đó, rau an toàn của thành phố Kon Tum vẫn loay hoay tìm chỗ đứng trên thị trường.
Việc làm ra sản phẩm từ nguyên liệu sạch đã khó, mà xây dựng thương hiệu, khơi thông được thị trường tiêu thụ lại càng khó hơn, những dự án khởi nghiệp đang rất cần sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội, bởi ý nghĩa to lớn mà nó mang lại.
Xã Đăk Trăm (huyện Đăk Tô) có diện tích rừng và đất lâm nghiệp 5.114,9ha, đây là một trong những địa điểm triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách dịch vụ môi trường rừng. Nhờ đó, trong những năm qua chẳng những công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, mà người dân sống ở các thôn giáp ranh với rừng có thêm nguồn thu nhập cải thiện đời sống.
Thời gian qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng rau, hoa, củ, quả xứ lạnh nói riêng, đã và đang được một số công ty, hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, nông dân trên địa bàn huyện Kon Plông chú trọng thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động.
Đến 19h, ngày 2/11, Điện lực Kon Plông khắc phục xong các sự cố lưới điện do ảnh hưởng mưa bão trước đó để vận hành cấp điện trở lại cho tất cả các xã trên địa bàn huyện.
Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1017/QĐ-UBND ngày 23/9/2019 phê duyệt Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh. Việc thực hiện Đề án này sẽ góp phần đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao, bền vững.
Thời điểm này, niên vụ cà phê 2019 - 2020 đã bắt đầu. Tuy nhiên, điều đáng nói là, giá cà phê đang ở mức rất thấp khiến người trồng không khỏi thấp thỏm lo lắng.
"Một nắng, hai sương” tảo tần trên đồng ruộng chăm sóc cây lúa, nay sắp đến ngày thu hoạch, nhiều người dân ở Đoàn Kết và phường Nguyễn Trãi (thành phố Kon Tum) lại lo lắng. Bởi, phần lớn diện tích lúa bị bệnh, ảnh hưởng đến năng suất, thậm chí có nguy cơ mất trắng; rồi đây cuộc sống người nông dân vốn đã khó khăn lại thêm khó khăn hơn.
Tối 30/10, Tổng Công ty Điện lực miền Trung và Công ty Điện lực Kon Tum tổ chức nghiệm thu, đóng điện Dự án nâng cao khả năng mang tải đường dây 110 kV Đăk Hà - Đăk Tô, sau gần 1 tháng thi công.
Thời gian qua, huyện Đăk Glei tập trung mọi nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn. Điều này vừa góp phần tạo ra diện mạo mới khang trang, vừa tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Cùng với việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây, thành phố Kon Tum còn đẩy mạnh việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi liên kết để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho nông sản, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
Từ nguồn Chương trình 135 hỗ trợ đã giúp huyện Đăk Glei có nhiều đổi thay về cơ sở hạ tầng; người dân được hỗ trợ các loại giống cây trồng, vật nuôi, máy móc phục vụ sản xuất để có thêm điều kiện mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.
Ngày 25/10, Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH), chủ đầu tư dự án Thủy điện Thượng Kon Tum cho biết, đơn vị đã chính thức thông hầm kỹ thuật tuyến năng lượng của dự án thủy điện này sau nhiều năm trễ hẹn.
Chiều 25/10, UBND thành phố Kon Tum tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua đô thị xanh - sạch - đẹp và thông minh, gắn với xây dựng đô thị phát triển bền vững và thân thiện với môi trường năm 2019 cụm các đô thị Tây Nguyên.
Việc nghiên cứu, chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất, góp phần phát triển nông nghiệp. Bởi vậy, công tác nghiên cứu, chọn tạo và đưa vào sản xuất nhiều loại giống cây trồng mới được tỉnh ta thực hiện thường xuyên và có hiệu quả.
Nhờ triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, nên hiện nay, huyện Ia H’Drai đã cơ bản ngăn chặn được tình hình khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, lập lại trật tự trong quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn.
Thực hiện Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 (gọi tắt là OCOP); Quyết định 1392/QĐ-UBND ngày 12/12/2018 của UBND tỉnh về Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Kon Tum giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030; UBND huyện Đăk Hà chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và chính quyền các xã, thị trấn lựa chọn các sản phẩm đặc trưng, nổi trội của địa phương mình để đăng ký, xây dựng lộ trình thực hiện và phát triển thương hiệu sản phẩm.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.