Trong 3 ngày 21-23/10, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh phối hợp với Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn 2 mở lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị HTX thích ứng với hội nhập kinh tế quốc tế cho 50 học viên là cán bộ quản lý các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Sáng 21/10, Sở NN&PTNT tổ chức Hội nghị tăng cường hợp tác quản lý bảo vệ rừng khu vực biên giới Việt Nam-Lào và ký kết biên bản ghi nhớ giữa Sở NN&PTNT Kon Tum với Sở Nông lâm tỉnh Attapư (nước CHDCND Lào).
Đến nay, toàn tỉnh có 4 sản phẩm được chứng nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia. Những sản phẩm này đã tạo dấu ấn riêng, đó là khai thác được lợi thế về vùng nguyên liệu, đặc trưng riêng của tỉnh và tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương.
Bằng nhiều nguồn lực đầu tư khác nhau, những năm gần đây, thành phố Kon Tum triển khai xây dựng hạ tầng giao thông trên địa bàn, quyết tâm xóa nhiều tuyến “đường nông thôn” trong các phường nội thành.
Sau 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã góp phần giúp kinh tế-xã hội của huyện Tu Mơ Rông có nhiều thay đổi tích cực. Tuy nhiên, với đặc thù là huyện nghèo, xuất phát điểm thấp nên việc triển khai xây dựng nông thôn mới vẫn gặp nhiều trở ngại, rất cần sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân trên địa bàn.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010 - 2020), thành phố Kon Tum đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở khu vực nông thôn ngày càng nâng cao. Những kinh nghiệm trong thực hiện xây dựng nông thôn mới là bài học vô cùng quý báu cho Đảng bộ, chính quyền các cấp ở thành phố Kon Tum trong lãnh đạo, điều hành và quản lý.
Với sự nỗ lực phấn đấu của cấp ủy đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong triển khai xây dựng nông thôn mới, đến nay, xã Vinh Quang (thành phố Kon Tum) đã hoàn thành 15/19 tiêu chí nông thôn mới. Hiện, địa phương đang dồn lực cho việc thực hiện các tiêu chí còn lại với quyết tâm về đích nông thôn mới vào cuối năm 2019, đúng theo kế hoạch đề ra.
Ngày 12/10, UBND huyện Đăk Hà tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 14 năm (2005-2019) thực hiện mối liên kết “4 nhà” và gặp mặt doanh nhân nhân kỷ niệm 15 năm ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004-13/10/2019).
Năm 2019 là năm thứ 15 kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định lấy ngày 13/10 hàng năm làm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004-13/10/2019).
Sáng 11/10, UBND xã Đăk Kan (huyện Ngọc Hồi) phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện tiến hành tiêu hủy gần 1.000 con gia cầm của hộ gia đình ông Nguyễn Đình Tập, trú tại thôn Hòa Bình (xã Đăk Kan) do nhiễm virut cúm A/H5N6.
Chiều 9/10, ông Nguyễn Thanh Tùng - Chánh Văn phòng UBND huyện Đăk Glei cho biết, UBND huyện vừa ban hành Quyết định công bố bệnh dịch tả lợn Châu Phi xảy ra trên địa bàn huyện.
Ngày 7/10, Sở Công thương tổ chức hội nghị sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh 9 tháng và triển khai phương hướng hoạt động của các tháng cuối năm 2019.
Ngay sau khi trên địa bàn huyện xuất hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi, các cấp chính quyền huyện Đăk Tô triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn, không để dịch bệnh lây lan sang đàn lợn trên địa bàn.
Sau 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, diện mạo kinh tế-xã hội ở khu vực nông thôn của tỉnh đã có những thay đổi căn bản, toàn diện; hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội được đầu tư đồng bộ, nhận thức của người dân về NTM được nâng lên rõ rệt; đời sống vật chất, tinh thần của người dân khu vực nông thôn được nâng cao; văn hóa truyền thống của các dân tộc được giữ gìn và phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nông thôn được giữ vững…
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”, các cấp ủy đảng ở huyện Đăk Tô đã lãnh đạo đưa công tác tín dụng chính sách đến các tầng lớp nhân dân kịp thời. Qua đó, giải quyết cơ bản nguồn vốn phát triển kinh tế, góp phần cải thiện cuộc sống của người dân...
Việc thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở tỉnh nếu phát triển tốt sẽ góp phần hạn chế tình trạng sản phẩm nông nghiệp trong nước “được mùa mất giá”, “được giá mất mùa”; tạo ra sản phẩm hàng hoá qua chế biến phong phú, đa dạng và có chất lượng phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu; tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao đời sống người dân nông thôn.
Việc phát triển, liên kết chuỗi giá trị cây sâm dây bền vững là hướng đi triển vọng, cần được quan tâm hơn nữa, đề ra những giải pháp phát triển hữu hiệu nhằm ngăn chặn những tác nhân gây ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu sản phẩm sâm dây và từ đó nhân rộng hơn nữa mô hình sản xuất để giúp người dân làm giàu từ sâm dây.
Sau 10 năm (từ 2010 đến nay) triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện và sự tích cực tham gia hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, diện mạo nông thôn huyện Đăk Tô ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Ngay từ đầu năm 2019, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm đến việc giải ngân vốn đầu tư công và chỉ đạo quyết liệt các ngành các cấp triển khai thực hiện; đồng thời, chỉ đạo ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, giám sát việc thực hiện giải ngân vốn đầu tư công và liên tục ban hành các văn bản đốc thúc, chấn chỉnh để bảo đảm việc giải ngân kịp thời, đúng quy định.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.