Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất nước ta, nằm ở phía Tây Nam, thuộc tỉnh Kiên Giang, có diện tích gần 600 km2. Thật không thể tin nổi, ở nơi được mệnh danh là đảo ngọc này, có một thời đã tồn tại một nhà tù do thực dân, đế quốc lập ra để giam giữ, tra tấn hàng ngàn người yên nước, những chiến sĩ cách mạng với mọi thủ đoạn thâm độc, vô cùng tàn bạo…
Sáng 10/8, tại hội trường trung tâm huyện Kon Rẫy, Sở Thông tin Truyền thông và Sở Văn hóa Thể thao Du lịch phối hợp với UBND huyện Kon Rẫy tổ chức khai mạc Triển lãm Bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam–Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”. Đồng chí Lại Xuân Lâm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự.
Mấy năm về trước, khi quần đảo Trường Sa có bão, ngư dân luôn phải đứng trước sự lựa chọn: Đảm bảo sự an toàn cho cả tàu để quay về đất liền tránh bão và chấp nhận lỗ lớn, hay cố gắng nán thêm để đánh bắt gỡ gạc lại chút đỉnh? Nhưng bão về nhanh, chạy không kịp thì chẳng khác gì “đánh đu” tính mạng với cuồng phong biển cả... Những ám ảnh ấy giờ đây đã được giải tỏa...
Khoảng ba rưỡi sáng, đội ngũ anh em nhà bếp đã lục tục dọn dẹp và bắt tay vào lo bữa ăn sáng cho đoàn công tác. Bếp ăn phục vụ các đoàn đại biểu có biên chế 17 người, trong khi đoàn đại biểu có khoảng 200 người. Hằng ngày, bộ phận cấp dưỡng còn phục vụ tới 4 bữa ăn (sáng, trưa, chiều và khuya), nên khâu nào cũng hết sức tất bật. Công việc cứ xoay vòng gối tiếp cho đến tận nửa đêm mới xong...
Vậy là từ hôm xuất phát tại cảng Cát Lái 7/5, tính đến ngày 13/5/2017, các đại biểu của Đoàn công tác tàu KN491 đã có mặt trên tàu đi thăm các đảo được 7 ngày. Buổi sáng 13/5, sau khi thả neo đưa các đại biểu lên thăm đảo Đá Lát, cuối buổi trưa cùng ngày tàu tiếp tục hành trình đến đảo Trường Sa. Đây cũng là điểm đảo cuối cùng của đoàn công tác ghé thăm trước khi thăm Nhà giàn DK1 (Huyền Trân) trên đường trở về cảng Cát Lái (Thành phố Hồ Chí Minh) để hoàn thành chuyến công tác.
Chiều 12/5, các đại biểu đoàn công tác ghé thăm đảo Đá Tây. Khi lên đảo trời bất chợt đổ mưa sầm sập và dai dẳng – mưa như chưa từng được mưa! Vậy là cánh phóng viên bị “mất mùa” vì không tìm hiểu được gì sâu hơn ngoài lúc nghe chỉ huy đảo báo cáo tình hình hoạt động của đơn vị tại hội trường.
Sáng 12/5/2017, cùng với đại biểu các đoàn công tác, chuyến tàu chở các Nhà báo chúng tôi đã cập cầu cảng đảo Trường Sa Đông, thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.
Sinh Tồn là một trong những đảo nổi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Nơi đây có dân cư sinh sống, có hệ thống hành chính, trụ sở UBND xã, có nhà văn hóa, có hải đăng và nhiều công trình dân sinh khác. Các hoạt động của đảo Cô Lin, Len Đao, Sinh Tồn Đông đều có sự phối hợp của quân dân đảo Sinh Tồn. Vì vậy, có thể coi đảo Sinh Tồn là bức trường thành vững chắc bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa.
Sau khi tạm biệt Song Tử Tây - đảo đầu tiên mà đoàn công tác tàu KN491 đã lên thăm, ngày 10/5, tàu chở đoàn công tác thăm đảo Đá Thị, đảo Sơn Ca và tiếp tục hành trình tới đảo Len Đao.
Xuất phát lúc 7h50’ sáng 7/5 tại cảng Cát Lái (Thành phố Hồ Chí Minh), sau 2 đêm và hơn 2 ngày liên tục hành trình trên biển, khoảng 9h15’ ngày 9/5, chúng tôi đã nhìn thấy một chấm đen mờ thấp thoáng trên mặt biển chập trùng những con sóng...
Từ ngày 7-16/5/2017, đoàn đại biểu tỉnh Kon Tum đã đi thăm, tặng quà động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại 11 điểm đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa và nhà giàn DK1- Huyền Trân. Không chỉ riêng tôi, mà hầu như cả đoàn đại biểu tỉnh Kon Tum đến thăm đảo Trường Sa lần này ai nấy đều thao thức, rạo rực trước giờ chuẩn bị xuất phát ra khơi.
Sự cố môi trường biển gây hải sản chết bất thường tại một số tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế xảy ra vào đầu tháng 4/2016 đã để lại hậu quả rất nghiêm trọng trên nhiều phương diện, lĩnh vực, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế đất nước, đặc biệt là đối với 4 tỉnh miền Trung.
Ngày 7/5, Đoàn Đại biểu công tác thăm và tặng quà cán bộ, chiến sĩ Trường Sa của tỉnh Kon Tum đã chính thức lên tầu ta thăm các đảo. Những người đã góp phần quan trọng cho thành công và sinh động của chuyến công tác, phải nói đến anh chị em Đoàn Nghệ thuật tỉnh. Họ luôn là những người bận bận rộn hơn cả...
Từ ngày 7/5-16/5/2017, Đoàn đại biểu tỉnh Kon Tum do đồng chí Đặng Thanh Long - UVBTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã thăm huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) và Nhà giàn DK1. Dưới đây là một số hình ảnh hoạt động của đoàn.
Tối 15/5, tàu KN491 thả neo tại Vũng Tàu trước khi trở về cảng Cát Lái vào ngày mai tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban tổ chức đoàn công tác thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1 đã làm lễ tổng kết chuyến thăm Trường Sa của các đoàn đại biểu tại sân thượng tàu KN491.
Trong chuyến công tác thăm đảo Trường Sa của các đoàn đại biểu trên tàu KN491 từ ngày 7/5-16/5/2017, khi đi ngang qua đảo Gạc Ma của Việt Nam (đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép), tàu đã thả neo, tạm dừng hành trình để làm lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh anh dũng ở quần đảo Trường Sa nói chung và ở Gạc Ma nói riêng. Dưới đây là chùm ảnh về lễ tưởng niệm.
Rời cảng cá đảo Trường Sa vào lúc 21h ngày 13/5/2017, sau một đêm hành trình liên tục trên biển, sáng 14/5, tàu KN491 đã thả neo tại bãi đá Huyền Trân, nơi đứng chân của Nhà giàn DK1/7.
Sau khi thăm đảo Đá Lát vào buổi sáng, chiều 13/5, tàu KN491 tiếp tục hành trình đến thăm thị trấn Trường Sa (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa). Đây cũng là ngày công tác thứ 7 của Đoàn Kon Tum cùng với các đoàn bạn thăm nhiều đảo chìm, đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.