Ngày lên rẫy, tay cuốc tay cày, đêm về, những người nông dân chân lấm tay bùn ở vùng biên Sa Thầy dù tuổi đã cao nhưng vẫn nhiệt tình đến lớp “bình dân học vụ” để quyết học lấy con chữ. Sự quyết tâm của những học sinh đặc biệt này đã làm cho đội ngũ giáo viên nơi đây ấm lòng, không ngừng nỗ lực để hiện thực hóa ước mơ học tập suốt đời của bà con.
Đến với chợ phiên Măng Đen, du khách được tham quan, mua sắm các mặt hàng nông sản; dược liệu; các sản phẩm OCOP của huyện; thổ cẩm và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Ngoài ra, tại chợ phiên còn tổ chức múa cồng chiêng, giao lưu văn nghệ và hướng dẫn làm các món ăn địa phương để du khách có những trải nghiệm văn hóa đặc sắc và thú vị.
Hiện nay, gần 200ha ruộng lúa bậc thang ở thung lũng Măng Ri dưới đỉnh núi Ngọc Linh hùng vĩ đang vào thời điểm chín vàng, rực rỡ toả hương ngào ngạt. Đây là thời điểm đẹp nhất để du khách đến ngắm, check in và thưởng lãm khung cảnh tuyệt vời và trải nghiệm vườn sâm Ngọc Linh ở Măng Ri huyện Tu Mơ Rông.
Những năm qua, được sự quan tâm các cấp ủy đảng, chính quyền, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng, tinh thần tự hào dân tộc cho đoàn viên, thanh niên. Trong đó có những hành trình “về nguồn” đầy ý nghĩa.
Sau bao nghiên cứu, mày mò trồng thử nghiệm mô hình giống táo (ôn đới) và khóm MĐ2 (còn gọi là dứa) của Hợp tác xã Công nghệ cao Đăk Psi (xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông), những giống cây mới này dần bén rễ trên đỉnh Măng Rơi, mở ra hướng đi mới thoát nghèo cho đồng bào DTTS nơi vùng đất khó này.
Đến với Kon Plông, ngoài những cảnh sắc thơ mộng, bình yên, ẩm thực độc đáo, những hoạt động văn hóa đậm đà bản sắc, du khách còn có cơ hội trải nghiệm chèo SUP để có những kỉ niệm khó quên và bộ ảnh ấn tượng.
Suối đá Hòa Bình bắt nguồn từ đỉnh núi thuộc tiểu khu 570, xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum. Trên đoạn suối ở thôn 4, xã Hòa Bình có 3 thác nước xinh đẹp, mà người dân địa phương hay gọi là thác Mơ.
Bằng tinh thần trách nhiệm cao và sự nỗ lực không ngừng nghỉ, thời gian qua, lực lượng Kiểm lâm tỉnh tăng cường triển khai các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; góp phần để những cánh rừng trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển xanh tốt.
Nằm ở độ cao trên 1.200m so với mực nước biển, Măng Đen (Kon Plông) được ví như Đà Lạt thứ hai trên cao nguyên bởi khí hậu trong lành, mát mẻ, cảnh vật hoang sơ, thơ mộng. Măng Đen còn hấp dẫn du khách khám phá, trải nghiệm biển mây huyền ảo vào mỗi buổi bình minh tuyệt đẹp.
Cầm trên tay tờ báo vừa xuất bản còn thơm mùi mực in, không nhiều người hiểu rõ, để cho ra đời một tờ báo thật không đơn giản chút nào, mà phải trải qua rất nhiều công đoạn.
Bước vào tháng 10, khi những cơn mưa thưa dần, cà phê trên rẫy cũng chuyển từ xanh sang màu đỏ mọng, báo hiệu vụ thu hoạch bắt đầu. Đây là thời điểm gặt hái thành quả của người trồng cà phê sau một năm chăm bón vất vả.
Cứ vào dịp tháng 9, tháng 10, tranh thủ những ngày nông nhàn, người Xơ Đăng ở vùng núi Ngọc Linh huyện Tu Mơ Rông lại rủ nhau vào rừng hái “lộc rừng”- Ngũ vị tử. Đây là một trong những loại dược liệu được thiên nhiên ban tặng cho đồng bào DTTS dưới chân núi Ngọc Linh. Loại dược liệu này đang trở thành đặc sản, giúp bà con có thêm thu nhập, cải thiện đời sống.
Ở tuổi 82, ông A Han (làng Lê Văng, xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông) không còn tất bật chuyện rẫy vườn. Phần lớn thời gian ông quây quần bên con cháu và bầu bạn với sợi nan, sợi lạt, miệt mài tạo ra những chiếc gùi, chiếc nia có giá trị ở cái tuổi xế chiều.
Ngũ vị tử là một loại dây leo thân gỗ, thường mọc ở khu vực giáp ranh rừng non và rừng già. Quả chín mọc thành từng chùm, chín rộ khoảng tháng 9, tháng 10 hàng năm. Ngày trước, người dân thường hái quả về ăn, sau này hái bán cho thương lái, mang lại nguồn thu nhập khá cho đồng bào DTTS ở Tu Mơ Rông.
Nằm ở cửa ngõ phía Bắc, huyện Đăk Glei có núi Ngọc Linh cao 2.605m (cao nhất Tây Nguyên và miền Nam), có nhiều thác nước, ruộng bậc thang, di tích lịch sử (Ngục Đăk Glei, Làng kháng chiến Xốp Dùi, Di tích lịch sử chiến thắng Đăk Pék), văn hóa của đồng DTTS Xơ Đăng, Gié Triêng... với nhiều lễ hội, ngành nghề thủ công và ẩm thực đặc sắc để phát triển du lịch, tạo điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở xã vùng sâu Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông) vẫn luôn nêu cao ý thức bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, lưu giữ cho thế hệ sau.
Với vai trò là lực lượng vũ trang nòng cốt, sẵn sàng bảo vệ an ninh Tổ quốc, an toàn xã hội và bảo vệ nhân dân, tập thể cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát Cơ động (Công an tỉnh) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, nỗ lực nâng cao chất lượng huấn luyện, xây dựng lực lượng “Trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”.
Dù đời sống kinh tế vẫn còn đó những vất vả, khó khăn, nhưng bà con người Thái tại huyện Ia H’Drai vẫn luôn biết cách gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Từ việc dệt thổ cẩm, cho đến những giai điệu cồng chiêng, điệu xòe, điệu sạp đầy lôi cuốn, tất cả tạo nên một không gian văn hóa mang đậm sắc Thái tại miền biên viễn của Tổ quốc.