Lễ Kra cơ maar (Cầu an) của người Xơ Đăng (nhánh Hà Lăng) ở làng Rờ Kơi (xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy) được tổ chức để cầu xin thần linh (Yàng) mang lại may mắn, khỏe mạnh, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mùa màng bội thu; đồng thời xua đuổi tà ma, những điều xui xẻo, tai họa ra khỏi làng. Đây là dịp các thành viên trong cộng đồng đoàn tụ, cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, xóa bỏ hiềm khích, góp phần tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng.
Mỗi năm, sau mùa mưa bão, đất đai, hoa màu của người dân dọc sông Đăk Snghé lại bị dòng sông “nuốt” một ít. Tình trạng sạt lở bờ sông ngày một nghiêm trọng hơn và tiến sát đến rìa làng, nơi đang có hàng chục hộ dân sinh sống. Lo ngại dòng sông tiếp tục ăn sâu, tận dụng nguồn vốn của Trung ương, tỉnh ta đã quyết định xây dựng bờ kè dọc sông để bảo vệ, ngăn chặn sạt lở. Khi nghe tin vui này, mặc dù cuộc sống còn nhiều thiếu thốn nhưng hàng chục hộ dân sống dọc sông Đăk Snghé của huyện Kon Rẫy đã tự nguyện hiến hơn 4 ha đất để xây dựng bờ kè, bảo vệ làng, giúp họ yên tâm sinh sống.
Những ngày hè đầy nắng trên những thôn, làng Tây Nguyên đang trôi qua. Thay vì mải miết với màn hình điện thoại, tivi, trẻ em nơi đây biết tạo cho mình những trò chơi bổ ích, giúp các em rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp gắn bó tập thể.
Thăm khu vực sản xuất, canh tác của một số hội viên nông dân trên địa bàn huyện Đăk Hà, tôi thật sự ngỡ ngàng trước sự nhanh nhạy của họ trong việc áp dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT), công nghệ số vào sản xuất.
Tháng 8/2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập thí điểm 2 tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) tại huyện Đăk Hà (1 tổ ở xã Đăk Mar, 1 tổ ở xã Hà Mòn). Trong quá trình hoạt động, các tổ KNCĐ đã tích cực hỗ trợ nông dân trên địa bàn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê đạt chất lượng cao.
Trong 2 ngày (27-28/6), cùng với thí sinh cả nước, hàng nghìn thí sinh tỉnh ta đã trải qua Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trong an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế thi.
Sau mỗi ngày vất vả với ruộng rẫy, tối đến, một số người đồng bào Xơ Đăng chưa biết chữ tại vùng rốn lũ Tu Mơ Rông lại chạy xe đến lớp xóa mù để học chữ. Nét chữ tròn trịa được viết ra bởi đôi bàn tay thô ráp khiến người dân vô cùng sung sướng, tin tưởng cuộc sống tốt đẹp hơn khi biết chữ. Lớp học được duy trì đông đủ là cả hành trình đầy gian nan của cán bộ, giáo viên và sự quan tâm, đồng hành của chính quyền địa phương.
Trải qua thời gian dài chịu tác động mưa nắng, nhà rông của người Ba Na ở làng Kon Jơ Dri (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) bị xuống cấp. Để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, dân làng đoàn kết cùng nhau đóng góp vật liệu (gỗ, mây, tre, nứa) làm lại nhà rông truyền thống trên khung sườn của nhà rông cũ.
Những cây dâu da tỏa bóng mát, quả chi chít từ thân đến ngọn trở thành điểm nhấn trong những vườn cây ăn quả khiến ai nhìn cũng trầm trồ. Dù chưa là cây trồng phổ biến, chỉ xen trong vườn cà phê, cây ăn quả, song khi vào vụ, dâu da cũng mang lại thu nhập đáng kể cho những người trồng.
Hiện nay, Kon Tum đang bước vào vụ thu hoạch sầu riêng. Năm nay, mặc dù thời tiết nắng nóng, hạn hán, sản lượng có giảm sút nhưng bù lại giá thu mua cao hơn năm trước.
Dù mới được thành lập chưa đến 10 năm, nhưng huyện Ia H’Drai đã thu hút nhiều người từ các vùng quê khác đến định cư, xây dựng cuộc sống mới và xem đây là quê hương thứ hai của mình. Dù cuộc sống vẫn còn những khó khăn nhất định, nhưng họ vẫn luôn nỗ lực vươn lên, cố gắng từng ngày.
Với tinh thần quyết tâm cao, cùng sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị ở cơ sở và sự đồng lòng của người dân, đến nay, xã Ngọk Réo (huyện Đăk Hà) đã đạt chuẩn xã nông thôn mới, kinh tế-xã hội ở địa phương phát triển, điều kiện sống của người dân ngày càng nâng cao.
Trải qua bao khó khăn vất vả, thậm chí cả thất bại, nhưng với tình yêu cà phê, vì sức khỏe của người tiêu dùng và đặc biệt để nâng tầm cho giá trị cà phê, anh đã tự nghiên cứu chế biến thành công sản phẩm cà phê sâm mang thương hiệu riêng cho vùng đất Đăk Hà -Kon Tum.
Từ đầu tháng 5 đến tháng 6 hàng năm, trên những thửa ruộng bậc thang tại xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông), đồng bào Xơ Đăng nơi đây lại nhộn nhịp xả nước từ các khe suối vào ruộng, cày cấy, xuống giống cho một vụ mùa mới. Những thửa ruộng bậc thang trùng điệp, uốn lượn, được tô điểm bởi màu xanh mạ non tạo nên vẻ đẹp trong trẻo, bình yên và gần gũi.
Trong 2 ngày (30-31/5), UBND tỉnh phối hợp với Công an tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy”. Đây là lần đầu tiên Hội thi được tổ chức, thu hút 80 thành viên của trên 200 tổ liên gia tại 10 huyện, thành phố cùng hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh tham gia.
Tháng 5 về xã Ngọc Linh (huyện Đăk Glei) cảm nhận một vẻ đẹp rất đỗi nên thơ, trong trẻo và bình yên. Những ngày không nắng khí hậu mát lành, mây trắng vờn quanh đỉnh núi; những thửa ruộng bậc thang bắt đầu chín vàng; những bông hoa rừng nở rộ tỏa hương thơm dịu nhẹ thoảng đưa trong gió; những em nhỏ tung tăng theo mẹ đến trường vào ngày cuối cùng của năm học…, tạo nên một bức tranh lay động lòng người.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm, ưu tiên cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Mặc dù vẫn còn thua thiệt so với trẻ em ở các đô thị, nhưng cuộc sống của những em nhỏ vùng đồng bào DTTS vẫn luôn đầy ắp tiếng cười, hồn nhiên, vui vẻ với những trò chơi dân dã.
Làng Đăk Răng (xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi) vừa được UBND tỉnh công nhận là làng du lịch cộng đồng. Làng Đăk Răng thu hút du khách bởi đồng bào dân tộc nơi đây vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống của người Gié - Triêng.
Ba năm gần đây, chuyện liên kết trồng gừng xuất khẩu sang châu Âu của người đồng bào Xơ Đăng ở vùng từng là “rốn lũ”- xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông) không chỉ là giấc mơ mà đã trở thành hiện thực. Chuỗi liên kết này đã trở thành mô hình điển hình của đồng bào Xơ Đăng nơi núi rừng Tu Mơ Rông, giúp bà con thoát nghèo bền vững.
Màn đêm buông xuống, phố phường chìm vào giấc ngủ cũng là lúc Chợ đầu mối Kon Tum bắt đầu thức giấc. Trên các ngả đường, những chiếc xe kéo chất đầy rau, củ, quả tập kết về chợ; những chiếc xe tải chở đầy hàng hối hả chạy đi các ngả đường tạo nên một không gian rất thú vị trong đêm.
Dù đời sống kinh tế vẫn còn đó những vất vả, khó khăn, nhưng bà con người Thái tại huyện Ia H’Drai vẫn luôn biết cách gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Từ việc dệt thổ cẩm, cho đến những giai điệu cồng chiêng, điệu xòe, điệu sạp đầy lôi cuốn, tất cả tạo nên một không gian văn hóa mang đậm sắc Thái tại miền biên viễn của Tổ quốc.