Vào tháng 1 và tháng 2 hàng năm, hoa mai anh đào ở thị trấn Măng Đen bắt đầu nở. Đó cũng là thời điểm du khách khắp nơi đổ về thị trấn Măng Đen thưởng cảnh, chụp hình với hoa mai anh đào và du Xuân. Hàng nghìn cây hoa mai anh đào được trồng dọc các tuyến đường, quảng trường, khu vườn, sân trường, khuôn viên trụ sở cơ quan hành chính nhà nước… cùng lúc nở rộ khiến khung cảnh thị trấn Măng Đen thơ mộng nay thêm lung linh.
Ở phiên chợ yêu thương do Trường TH - THCS Đoàn Kết (thành phố Kon Tum) tổ chức, cả người bán, người mua đều được góp sức làm việc ý nghĩa. Trong niềm vui chung ấy, các em học sinh khó khăn trong trường lại cảm thấy ấm lòng vì nay mai, từ nguồn quỹ bán được ở phiên chợ, các em sẽ được nhà trường hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế, san sẻ nỗi lo và các chi phí khi chẳng may ốm đau.
Nghề rèn truyền thống của người Xơ Đăng-Tơ Đrá tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà đã nổi tiếng từ bao đời nay như một di sản văn hóa, đồng thời là nghề thủ công của đồng bào nơi đây.
Còn chưa đầy 1 tháng nữa sẽ đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, để những chậu hoa nở đúng vào dịp tết, nông dân phường Nguyễn Trãi (thành phố Kon Tum) tất bật ngày đêm chong đèn chăm sóc. Vào ban đêm, hàng nghìn bóng đèn huỳnh quang công suất 15-20W được thắp lên "biến" những vườn hoa trở nên lung linh, nổi bật.
Làng chài Sê San 4 (xã Ia Tơi, huyện Ia H'Drai) có 30 hộ dân với hơn 100 nhân khẩu, chủ yếu đến từ các tỉnh miền Tây như Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang và các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Thừa Thiên - Huế. Nhờ nguồn lợi thủy sản lớn và rất phong phú, người dân đã sinh sống bằng nghề đánh bắt, nuôi cá và làm ra những sản phẩm đặc trưng như cá cơm nước ngọt khô, nước mắm cá cơm nước ngọt. Trong đó, có bánh tráng cá cơm nước ngọt được khách hàng gần xa đón nhận.
Thôn Thanh Xuân (xã Đăk Ngọk, huyện Đăk Hà) có 97 hộ/456 khẩu, chủ yếu là dân tộc Thái từ huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa di dân vào xây dựng kinh tế mới từ năm 1987. Cùng với phát triển kinh tế, nghề dệt thổ cẩm được phụ nữ Thái giữ gìn và phát huy giá trị trên quê hương mới.
Hối hả, nhộn nhịp, khẩn trương là những điều chúng tôi ghi nhận được trên công trường Dự án Kè chống lũ lụt, sạt lở các làng đồng bào DTTS dọc sông Đăk Bla những ngày cuối năm này. Họ đang ngày đêm chạy đua với thời gian để công trình cán đích đúng hẹn.
Vườn Quốc gia Chư Mom Ray có tổng diện tích 60.693ha. Rừng ở Vườn Quốc gia không chỉ là nguồn tài nguyên khoa học quan trọng, nuôi dưỡng quần thể động, thực vật đặc hữu, quý hiếm, mà còn là “lá phổi xanh” giúp điều hoà khí hậu, chống xói mòn đất, điều tiết nguồn nước cho khu vực và gắn bó mật thiết với đời sống, sản xuất của người dân.
Những ngày cuối năm, tiết trời tại thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông) ngày càng trở lạnh! Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình đồng bào DTTS nơi đây vẫn miệt mài trên vườn rau, củ của mình. Đã gắn bó với trồng rau, củ xứ lạnh, họ hiểu rằng, mô hình này đang là “cần câu” hiệu quả, để mỗi gia đình phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ổn định trên mảnh đất này.
Hiệu quả từ tuyên truyền, vận động nên đồng bào Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông đã thay đổi nhận thức, nếp nghĩ cách làm, mạnh dạn vay vốn phát triển kinh tế, tích cực lao động để nâng cao đời sống.
Từ độ cuối tháng 10 trở đi, trên khắp các triền đồi, thung lũng hay bên những con đường Tây Nguyên đều nhuộm một màu vàng rực rỡ - mùa hoa dã quỳ khoe sắc.
Không xi măng cốt thép cũng chẳng cầu kì trang trí nhưng cổng nhà bằng gỗ lũa mộc mạc ở các gia đình tại xã Măng Bút, huyện Kon Plông lại thu hút du khách. Sự độc đáo, giản dị từ mỗi cổng nhà với dấu ấn rất riêng đã tô lên vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh bình và thể hiện được tính cộng đồng của bà con.
Thôn Nú Kon, xã Đăk Môn (huyện Đăk Glei) có 660 khẩu, 199 hộ với hơn 90% dân số là dân tộc Gié - Triêng. Thời gian qua, với sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền, người dân trong thôn luôn nỗ lực giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Trong đó, nhà rông là một giá trị truyền thống quan trọng thể hiện sự đoàn kết, tính cộng đồng cao của dân tộc. Mặc dù đang tất bật với mùa vụ thu hoạch cà phê nhưng bà con vẫn đồng lòng, chung sức làm lại nhà rông.
Xã Đăk Na nằm ở phía Tây huyện Tu Mơ Rông, cách trung tâm huyện gần 40 km. Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ thiên nhiên ban tặng và những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc đã làm đắm say biết bao du khách khi đặt chân đến vùng đất này.
Từ bao đời nay, người Mơ Nâm, một nhánh của dân tộc Xơ Đăng, ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) luôn duy trì nghề đan lát truyền thống. Các vật dụng đan lát được bà con trong thôn sử dụng thường xuyên trong quá trình sinh hoạt đời sống và lao động sản xuất.
Không ai trả lương, cũng chẳng ai bắt làm, nhưng vì nặng lòng với trẻ em vùng khó khăn, nhóm những người thiện nguyện ở Đăk Tờ Re tự nguyện gom góp xây dựng “Thư viện ước mơ” và nhận đỡ đầu những đứa trẻ mồ côi, để giúp đỡ và rèn luyện kỹ năng sống cho các em bằng cả tấm lòng và tình yêu thương.
Vào những ngày đầu đông, khi tiết trời bắt đầu se lạnh, dưới mái nhà rông sừng sững, người Ba Na ở khắp các thôn làng trên địa bàn thành phố Kon Tum tưng bừng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thời gian qua, các trường học trên địa bàn thành phố Kon Tum luôn nỗ lực trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng môi trường lành mạnh, tích cực cho học sinh học tập, rèn luyện và trưởng thành.
Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.