• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Ghi chép - Phóng sự

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

04/11/2024 06:02

Đa dạng các sản phẩm cây nhà lá vườn đã được những người nông dân chất phác ở xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum đưa ra chợ phiên từ sáng thứ 7. Người bán e thẹn, không rối rít mời chào, ấy vậy mà, các sản phẩm được bán nhanh như một cơn gió. Người mua tấp nập, người bán vui mừng, làm nên sự rộn ràng, phấn khởi ở chợ phiên Đăk Rơ Wa.

Nhộn nhịp chợ phiên

Nghe loa phát thanh thông báo sáng thứ 7 sẽ tổ chức chợ phiên, chị Y Uưr, thôn Kon Tum KPâng, xã Đăk Rơ Wa vội vàng sắp xếp công việc, lên rừng kiếm ít măng; ra vườn hái thêm ít quả mướp, đọt rau, chuẩn bị sẵn sàng cho buổi họp chợ. Từ trước đến nay, khi rau, củ, quả nhà trồng dư dả, chị cũng mang đi bán, nhưng chủ yếu bán cho bà con trong làng. Nay có chợ phiên, chị vui mừng khôn xiết khi không cần phải đi xa ra phố vẫn có thể bán được hàng cho đông đảo người dân ở xã, ở phố.

Chỉ về những xâu măng được luộc chín để trên sạp, chị Uưr nói rằng, từ chiều thứ 6 chị đi hái măng, về làm sạch, luộc sẵn sàng rồi sáng thứ 7 mang ra chợ phiên sớm. Ra chợ phiên, người mua, người bán tấp nập làm chị nô nức, phấn khởi. “Mọi người mua măng gần hết rồi. Còn một ít nữa, nếu bán không hết thì mình đem về nhà ăn”- chị Y Uưr nói.

Khách hàng từ khắp các nơi trên địa bàn thành phố ghé đến chọn mua. Ảnh: H.T

 

Cũng như chị Y Uưr, nghe thông báo về lịch họp chợ phiên, anh Katta ở thôn Kon Tum KNâm cũng bàn với vợ mổ một con heo đen để mang ra bán. Nhà anh nuôi được 7 con heo đen. Bình thường, anh hay bán heo hơi, nhưng nay, có chợ phiên, vợ chồng anh dậy sớm, tự xẻ thịt đi bán để đỡ bị thương lái ép giá.

Thịt heo bỏ trong một cái chậu nhôm, được cắt vụng về; xương chặt khúc to, khúc nhỏ, để lộn với nhau. Cũng đúng thôi, bởi đây là lần đầu anh xẻ thịt, đâu thể chuyên nghiệp như những người làm nghề. Ấy vậy mà, thau thịt vừa ra đến chợ, chỉ 15 phút đã hết. Ngơ ngác như chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra, anh Katta cười vui: Mình có kịp bán đâu. Người mua đến đông lắm, cứ tới, lấy thịt bỏ lên cân, nhân lên theo giá rồi trả tiền. Người mua tấp nập, mình còn chưa kịp tính mình bán được bao tiền.

Các mặt hàng cây nhà lá vườn. Ảnh: H.T

 

Theo thông báo, 6h chợ phiên mới đi vào hoạt động, nhưng từ sáng sớm, tại nơi này đã nhộn nhịp người mua, kẻ bán. Hơn 10 gian hàng đầy ắp các sản phẩm nhà làm, nhà trồng. Nào rau bí, rau lang, chuối, mướp, ổi, chè xanh, đu đủ, cà đắng, bắp, khoai lang; cho đến măng chua, lá mì muối chua, cá đồng, tôm sông, gà làng, tất cả đều tươi roi rói, nhìn rất bắt mắt. Chợ phiên cũng thu hút nhiều người đến bán các sản phẩm hàng: gạo, mắm, nước ép, cà phê và các sản phẩm của một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố.

Nhộn nhịp, tấp nập, không chỉ có người dân tại các làng trên địa bàn xã, rất đông người dân từ các nơi cũng tìm đến tham quan, mua sắm. Người bán cứ đứng e thẹn phía trong, chẳng đon đả mời chào, giới thiệu sản phẩm, còn người mua cũng không cần giới thiệu nhiều, nhìn qua mớ rau xanh ngắt, mớ tôm nhảy tanh tách là mua mà không cần trả giá.

Người bán phấn khởi, người mua hài lòng

Chưa đến một tiếng đồng hồ, hơn 10 gian hàng đầy ắp hàng ở chợ phiên đã vơi trông thấy. Ở phía trước, nhiều người mua vẫn tiếp tục ghé đến. Đứng trong gian hàng trống trơn, anh A Đưn, thôn Kon K’tu cười phấn khởi: “Mình bán hết 10 hũ lá mì chua rồi, mướp với củ sả cũng bán được kha khá rồi. Đây là lần thứ 3 mình đi bán ở chợ phiên, lần nào cũng nhộn nhịp như thế này. Thực sự, mình thấy chợ phiên giúp ích cho bà con mình rất nhiều. Tự bao đời nay, bà con ở các làng trên địa bàn xã vẫn cặm cụi, chăm chỉ làm như con ong, con kiến nhưng các sản phẩm rau, củ làm ra, đa số để sử dụng. Vậy nên, khi chợ phiên đi vào hoạt động, người dân rất vui mừng. Có chợ, người dân vừa tự mua bán, tránh tình trạng bị thương lái ép giá, vừa giới thiệu được các sản phẩm đặc trưng ở địa phương cho nhiều người biết”.

Ở chợ phiên, chúng tôi cảm thấy không chỉ người bán vui mà người mua cũng rất phấn khởi. Từng đoàn người ghé vào chợ, cười nói hớn hở, xem rồi tự tay chọn những sản phẩm tươi ngon nhất.

Từ chiều thứ 6, nắm bắt thông tin được đăng tải trên facebook, zalo về lịch họp chợ phiên ở xã Đăk Rơ Wa, chị Nguyễn Thị Hoa (phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum) rủ những người bạn của mình để cùng đi chợ. Đến chợ, chị cùng nhóm bạn mua đủ các mặt hàng: rau, thịt, hoa quả. Tay xách nách mang, chị nói rằng, cho đến nay, chợ phiên xã Đăk Rơ Wa họp được 3 lần, cả 3 lần chị đều có mặt. Lần nào đi, chị cũng mua rất nhiều vì chị tin rằng các sản phẩm ở chợ phiên sạch, ít sử dụng chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản.

Người dân từ khắp nơi ghé đến chọn mua các sản phẩm ở chợ phiên. Ảnh: H.T

 

“Tôi mua về vừa dùng vừa biếu cho mọi người. Các sản phẩm ở chợ phiên tươi ngon, hấp dẫn, biết rõ nguồn gốc, xuất xứ nên tôi rất yên tâm tin dùng. Tôi sẽ thường xuyên nắm bắt lịch họp chợ để mua được các sản phẩm an toàn cho sức khỏe”- chị Hoa nói.

Lần đầu tiên đi chợ phiên Đăk Rơ Wa, chị Bạch Thị Mận (phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum) nói rằng, chợ phiên để lại trong chị nhiều ấn tượng. Cũng như nhiều khách hàng khác, chị mua rất nhiều rau, củ, quả các loại. Đặc biệt, tại chợ phiên lần này, chị đã “bắt mối”, đặt hàng, mua bí đỏ lâu dài của chị Y Nuir, thôn Kon Tum KNâm.

Chị Mận có một công ty cung ứng thực phẩm cho các trường học, cần rau củ chất lượng. Qua chợ phiên, nhận thấy bí đỏ nhà chị Y Nuir rất ngon, đảm bảo, lại biết chị Nuir có đến 1 sào bí đỏ nên chị Mận đặt hàng lâu dài. “Mình cũng hi vọng sẽ kết nối để giúp mọi người tiêu thụ sản phẩm một cách tốt nhất. Cũng mong rằng, khi các sản phẩm chất lượng được biết đến, người dân sẽ có thêm nguồn thu nhập đáng kể” – chị Mận nói.

Về phía chị Y Nuir, vẫn chưa hết bất ngờ khi bỗng nhiên từ một buổi họp chợ, 1 sào bí đỏ của chị có người hỏi, đặt mua trong một “nốt nhạc”. Bình thường, chị hay bỏ sỉ ở chợ, nay, có người mua ổn định tại nhà nên chị rất vui mừng. “Chúng tôi sẽ trao đổi và làm việc cụ thể để bàn bạc về giá cả.  Hiện tại, chưa biết thế nào nhưng mình rất mừng vì sản phẩm làm ra được mọi người ưa chuộng” - chị Nuir nói.

Chưa đến 9h, các sạp hàng đã vơi gần hết, nhiều sạp không còn sản phẩm để bán. Người mua đùm đề mang các sản phẩm ra về. Còn người bán cũng hớn hở dọn dẹp, lau sạp sạch sẽ sau một buổi họp chợ thành công. Tiếng cười tiếng nói vẫn giòn giã. Mọi người hẹn gặp lại nhau vào buổi họp chợ lần sau như đã thân quen từ lâu lắm. 

Được UBND xã Đăk Rơ Wa đầu tư xây dựng từ tháng 8/2021 với kinh phí 308 triệu đồng, điểm mua bán, trao đổi hàng hóa xã Đăk Rơ Wa (chợ phiên) đi vào hoạt động từ tháng 2/2022 tại thôn Kon Klor vào thứ 7 hàng tuần, thu hút đông đảo người dân trên địa bàn đến mua bán, trao đổi hàng hóa. 

Hoài Tiến

   

Các tin khác

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương
  • Chùm ảnh: Hàng nghìn thí sinh bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
  • Chùm ảnh: Làng trong phố - Vẹn nguyên những giá trị văn hóa truyền thống
  • Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín
  • Bên dòng Đăk Bla
  • Chùm ảnh: Nơi dòng thời sự không ngừng chảy
  • [EMAGAZINE] BÁO CHÍ KON TUM - ĐỒNG HÀNH CÙNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by