Phát huy tiềm năng đất đai và nhu cầu của thị trường, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai nhiều giải pháp mở rộng diện tích, từng bước xây dựng các vùng chuyên canh cây ăn trái theo hướng hàng hóa gắn với phát triển công nghiệp chế biến.
Tại buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Ban cán sự đảng UBND tỉnh về tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023 đã chỉ rõ thu ngân sách là 1 trong 5 chỉ tiêu dự kiến đến cuối năm khó đạt. Với quyết tâm phấn đấu thu ngân sách đạt mức cao nhất, trong các tháng còn lại của năm 2023, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua, các tổ chức, cá nhân đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào khâu quảng bá, phân phối và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nhất là sản phẩm nông nghiệp. Đây là hướng đi phù hợp, giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận diện, lựa chọn hàng hóa của tỉnh.
Trước thông tin nhiều người dân thu hái cà phê chưa đảm bảo tỷ lệ quả chín bán cho thương lái ngoài địa bàn, UBND huyện Đăk Hà đã chỉ đạo các ngành chức năng và các địa phương tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh. Qua đó, vận động các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh thực hiện nghiêm quy định về thu hái, chế biến cà phê, góp phần xây dựng thương hiệu Cà phê Đăk Hà vươn tầm quốc tế.
Nhằm chủ động nguồn nước, đảm bảo phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do hạn hán gây ra, ngành Nông nghiệp và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp phòng tránh, ứng phó với hạn hán từ sớm, từ xa.
Ngày 4/11, Công ty TNHH thảo dược Tây Nguyên (DATO) tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy sản xuất gia vị và dược liệu tại Cụm công nghiệp và dịch vụ 24/4, thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô).
Những năm gần đây, “bức tranh kinh tế tập thể” nói chung, hợp tác xã nông nghiệp (HTX) nói riêng có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, mặt bằng chung, hoạt động của các HTX trong lĩnh vực này vẫn còn yếu, chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Thời gian qua, huyện Đăk Glei ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động đầu tư, phát triển các loại cây dược liệu, góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân địa phương.
Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, tiềm năng, thế mạnh; quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng và chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đồng thời tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư đến địa bàn. Đó là những việc làm mà chính quyền huyện Đăk Tô đang triển khai nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, qua đó, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Những ngày qua, trước thông tin phản ánh về tình trạng mùi hôi thối phát ra trong quá trình sản xuất của Nhà máy chế biến mủ cao su Công ty TNHH Cao su Đại Lợi Kon Tum (ở xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi) và nhà máy mủ cao su của Công ty Cổ phần Vạn Lợi Kon Tum (ở xã Kroong, thành phố Kon Tum) gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân, các cơ quan chức năng kịp thời vào cuộc kiểm tra.
UBND tỉnh đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thủy điện Đak Robaye (có địa chỉ tại thôn Măng Đen, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông) với tổng số tiền 147,5 triệu đồng do có nhiều vi phạm trong quá trình thực hiện dự án thủy điện Đak Robaye.
Phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình phát triển của tỉnh.
Để việc thu hái cà phê đảm bảo tỷ lệ quả chín cao, tiếp tục xây dựng thương hiệu “Cà phê Đăk Hà”, huyện Đăk Hà đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quản lý trong việc thu hái, tiêu thụ cà phê của người dân trên địa bàn.
Thời gian qua, huyện Kon Rẫy triển khai cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tiếp cận nguồn vốn từ các chương trình tín dụng chính sách để đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình. Qua đó, vốn ưu đãi chính sách trở thành “bà đỡ”, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Thời gian qua, hàng trăm hộ dân ở xã Đăk Nông, ở thị trấn Plei Kần (huyện Ngọc Hồi) và ở xã Kroong (thành phố Kon Tum) đã phải khổ sở, khi phải chịu đựng mùi hôi do các nhà máy chế biến mủ cao su đang hoạt động trên địa bàn gây ra. Người dân không khỏi lo lắng đến sức khỏe, bởi hàng ngày họ phải hít thở không khí không trong lành, do mùi hôi nồng nặc của chất thải xả ra môi trường từ hoạt động sản xuất, chế biến của các nhà máy.
Người dân một số thôn trên địa bàn xã Ngọc Wang (huyện Đăk Hà) phản ánh việc đơn vị thi công dự án sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Đăk Loh đã gây hư hỏng một số tuyến đường, gây khó khăn trong việc đi lại và nguy cơ ngày càng nặng hơn.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đăk Tô lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, trong 3 năm qua (2020-2023), Ban Thường vụ Huyện ủy có chuyên đề về phát triển nông nghiệp (PTNN) đi vào chiều sâu theo hướng sản xuất hàng hóa, qua đó nhằm nâng cao đời sống vật chất, tiến tới giảm nghèo bền vững cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào DTTS.
Những năm qua, tỉnh ta đã chỉ đạo các địa phương tập trung phát triển, mở rộng quy mô đàn, tăng tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp của toàn tỉnh. Nhờ đó, tổng đàn vật nuôi và sản lượng sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối ổn định.
Cùng với huy động cả hệ thống chính trị địa phương vào cuộc với tinh thần nỗ lực cao và nhiều giải pháp hữu hiệu được triển khai, công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đăk Glei đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
“Kìn chiêng bốc mạy” là lễ hội tiêu biểu, đặc sắc nhất của đồng bào dân tộc Thái, diễn ra vào thời điểm đất trời lập xuân, với không khí vui tươi, rộn rã, là sợi dây bền chặt gắn kết cộng đồng dân tộc Thái.